Nguồn vốn FDI là gì? Ảnh hưởng của dòng vốn FDI đối với thị trường Việt Nam
Hiện nay trong công cuộc tiến hành công nghệ hóa - hiện đại hóa, Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp. Nguồn lực kinh tế còn nhỏ lẻ và yếu kém là một trong những nguyên nhân chính. Do đó việc huy động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chính là bước tiến quan trọng. Qua bài viết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguồn vốn FDI là gì và ảnh hưởng của dòng vốn FDI đối với Việt Nam.
Nguồn vốn FDI là gì?
FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment. Được sử dụng để nói về hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức ở quốc gia này vào quốc gia khác. Mục đích của FDI là nhằm đạt được những lợi ích bền vững và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh đó.
Nguồn vốn FDI là gì? Có thể hiểu đây là phần tiền được dùng đầu tư trực tiếp ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác. Nguồn vốn FDI phân theo mục đích của nhà đầu tư hoặc tính chất từng dòng vốn. Vì là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên sẽ có ảnh hưởng mang tính tích cực lẫn một vài tác động xấu đối với nền kinh tế cả 2 bên.
Tham khảo thêm bài viết: Khu chế xuất là gì? Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp
Bản chất của dòng vốn FDI là gì?
Bản chất dòng vốn FDI là gì? Đây là sự giao nhau về các nhu cầu từ nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Được thể hiện cụ thể như sau:
- Sự thiết lập về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và nơi được đầu tư.
- Sự thiết lập quyền sở hữu và quản lý nguồn vốn được đầu tư.
- Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và kỹ thuật của các nhà đầu tư đến nơi được đầu tư.
- Liên quan đến vấn đề mở rộng thị trường của những tổ chức và doanh nghiệp đa quốc gia khác.
- Gắn liền với sự phát triển thị trường tài chính cũng như là thương mại quốc tế.
Đặc điểm nguồn vốn FDI
Qua các định nghĩa phần nào bạn đọc đã hiểu được về FDI là gì? Tuy nhiên để nắm rõ hơn về nguồn vốn đầu tư này hãy tham khảo qua các đặc điểm cơ bản sau:
- FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Do đó mục đích chính của FDI chính là mang đến lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư.
- Thu nhập nhà đầu tư mang tính chất là thu nhập kinh doanh, không phải lợi tức. Vì vậy lợi nhuận từ FDI được dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.
- Một trong những tiêu chí hàng đầu nước nhận đầu tư cần có để thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài chính là hành lang pháp lý rõ ràng và chính sách thu hút FDI hợp lý. Đây cũng chính là tiêu chí giúp thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
- Tùy theo quy định từng quốc gia, các chủ đầu tư từ nước ngoài cần đóng góp tỷ lệ vốn trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để được thông qua và xác định quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Nhà đầu tư chính là người có quyền tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh, đồng thời tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hơn thế họ còn được tự do chọn lĩnh vực cũng như hình thức đầu tư.
- Hầu hết nhà đầu tư FDI sẽ chuyển giao kèm theo sự vượt trội công nghệ kỹ thuật. Vì vậy các nước được đầu tư sẽ thực hiện dự án đơn giản và nâng cao hiệu suất làm việc.
Đôi nét về doanh nghiệp FDI
Thực tế định nghĩa doanh nghiệp vốn FDI được hiểu theo nhiều cách với góc nhìn khác nhau. Nhưng để hiểu khái quát nhất thì doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng hoàn toàn nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện nay chủ yếu có 2 loại hình doanh nghiệp FDI.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa những đối tác trong nước và nước ngoài.
Đặc điểm của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Theo như quy định của Bộ Luật Đầu tư 2020 thì doanh nghiệp FDI có đặc điểm như sau:
- Hình thức đầu tư:
+ Doanh nghiệp được thành lập từ 100% vốn đầu tư nước ngoài.
+ Đầu tư góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp.
+ Công ty nước ngoài chi nhánh thành lập tại Việt Nam.
+ Hợp tác đầu tư kinh doanh theo hình thức hợp đồng BCC.
Chú ý: Hợp đồng BCC là loại được ký kết giữa các nhà đầu tư để hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
- Hình thức: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
- Quyền và nghĩa vụ: Doanh nghiệp FDI thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam. Nó sẽ ảnh hưởng chính sách ưu đãi riêng dành cho doanh nghiệp FDI.
- Mục đích hoạt động: Hợp tác với những tổ chức kinh tế của Việt Nam. Đồng thời mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.
Đọc thêm: TOP 47 danh sách các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cách phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là gì?
Những hoạt động đầu tư vốn FDI được phân loại theo nhiều hình thức. Cùng tham khảo cách phân loại của nguồn vốn FDI là gì qua đoạn bên dưới.
- Xâm nhập.
- Định hướng của quốc gia nhận đầu tư.
- Định hướng chủ đầu tư FDI và quản lý.
Phân loại theo hình thức xâm nhập
- New Investment (Đầu tư mới): Hình thức công sẽ đầu tư xây dựng cơ sở xây dựng, quảng cáo. Hoặc công ty sẽ là trung tâm hành chính hoàn toàn mới nhằm phục vụ cho các mục đích sử dụng.
- Acquisitions (Mua lại): Hình thức công ty đầu tư mua lại xưởng sản xuất hoặc đơn vị đang hoạt động kinh doanh nhằm mục đích giảm thiểu tối đa chi phí.
- Merge (Sáp nhập): Đây là một hình thức khá đặc biệt của hình thức mua lại. 2 đơn vị sẽ cùng góp vốn chung để thành lập công ty mới và lớn mạnh hơn. Thường thì đối với hình thức này sẽ là các đơn vị cùng quy mô để hợp nhất các hoạt động trên cơ sở cân bằng tương đối.
Định hướng của nước nhận đầu tư
- Vốn FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành để sản xuất và cung ứng các sản phẩm mà trước đây nước nhận đầu tư phải nhập khẩu. Những yếu tố ảnh hưởng với hình thức này là rào cản thương mại của nước nhận đầu tư, dung lượng thị trường, chi phí đầu tư vận tải…
- FDI tăng cường xuất khẩu: Đối với hình này không những nhắm đến thị trường nhận đầu tư. Loại hình này còn nhắm vào các thị trường lớn hơn kể cả nước đầu tư. Yếu tố ảnh hưởng hình thức này là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào cũng như giá mua nguyên liệu và giá thành phẩm.
- FDI theo định hướng khác của chính phủ: Chính phủ của nước nhận đầu tư có thể áp dụng những biện pháp khuyến khích đầu tư. Qua đó điều chỉnh được dòng vốn vào nước mình và phục vụ các mục tiêu như: Giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.
Phân loại theo hình thức pháp lý
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là văn bản ký kết giữa hai haowjc nhiều bên đầu tư kinh doanh được quy định rõ ràng về các vấn đề: trách nhiệm, tỷ lệ phân chi lợi nhuận kinh doanh mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
- Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp do 2 hoặc nhiều bên hợp tác ký kết thành lập trên nước sở tại với cơ sở hợp đồng liên doanh. Đối với 1 số trường hợp, hình thức này áp dụng với cơ sở Hiệp định ký kết giữa các quốc gia để tiến hành đầu tư và kinh doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Và thành lập ở quốc gia sở tại. Doanh nghiệp này do nhà đầu tư nước ngoài quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- BOT (Build - Operate - Transfer): Là hình thức đầu tư dưới dạng hợp đồng do nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn xây dựng trước. Tiếp theo đó mới vận hành và khai thác trong 1 thời gian, cuối cùng là chuyển giao. Tương tự BOT còn có 2 hình thức là BT và BTO. Tùy từng công trình, mụ đích nhà nước mà thực hiện các loại hình phù hợp.
Ảnh hưởng của dòng vốn FDI đối với thị trường Việt Nam
Không thể phủ nhận, FDI là hình thức mang lợi nhuận hiệu quả cho các nhà đầu tư. Ngoài ra nó cũng có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế, kể cả về mặt tích cực và tiêu cực. Một số tác động của FDI đến nền kinh tế:
Tác động tích cực của nguồn vốn FDI là gì?
Nhà đầu tư có quyền điều hành, quản lý. Vì vậy họ sẽ có trách nghiệm cao và kỹ năng tốt trong việc đưa ra các quyết định có lợi cho phía mình nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Được quyền khai thác lợi thế từ đối tác như: thị trường tiêu thụ lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá thành thấp…Từ đó gia tăng lượng việc làm và giúp đào tạo được nhân công chất lượng cao.
Tránh được rào về bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch tại quốc gia nhận đầu tư.
Tạo nên nguồn thu ngân sách lớn cho cả 2 bên.
Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội trong nước. Từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Ít chịu rủi ro từ việc vốn đầu tư có hiệu quả không hay là thua, lỗ.
Quốc gia tiếp nhận đầu tư còn được tiếp thu, học hỏi thêm các công nghệ kỹ thuật mới., phương pháp quản lý mới hiệu quả, hiện đại và tiên tiến trên thế giới.
Các ảnh hưởng tiêu cực từ FDI
Phải đối mặt nhiều gánh nặng và thách thức trong môi trường mới về chính trị, văn hóa, thiên tai hoặc các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang.
Khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài thì ngược lại trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Từ đó gây nên khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, thúc đẩy kinh tế và giải quyết việc làm.
Nhà đầu tư có quyền chọn đầu tư vào lĩnh vực hay vùng mà mình mong muốn. Do đó sẽ làm mất sự cân bằng kinh tế giữa các vùng.
Những doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản nếu không đủ mạnh và sức sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
Chính sách trong nước có thể bị tác động và thay đổi nếu doanh nghiệp FDI vận động được chính quyền địa phương đồng ý với các quyết định có lợi cho họ.
Hi vọng với những chia sẻ về nguồn vốn FDI là gì? Và các kiến thức về dòng vốn FDI đã giúp phần nào hiểu rõ hơn.
Có thể bạn quan tâm Quy định mới nhất khi thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư