Khu chế xuất là gì? Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thu hút nguồn đầu tư từ các tập đoàn FDI. Thông thường, khi những tập đoàn FDI sang Việt Nam đầu tư phát triển thị trường họ sẽ tìm đến những khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung. Vậy lý do là gì và cách phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây cùng theo dõi nhé!
Khu chế xuất là gì?
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Đặc điểm của khu chế xuất
- Có ranh giới riêng, thường được đặt ở vị trí gần các cảng biển, sân bay hoặc các cửa khẩu quốc tế, không có người dân sinh sống, giúp cho việc vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa thuận tiện hơn.
- Khu chế xuất được cung cấp các cơ sở hạ tầng về giao thông, viễn thông, điện nước và các tiện ích khác đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp.
- Các khu chế xuất chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp cùng loại hoặc liên quan đến nhau, giúp tạo ra hiệu quả kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp trong khu vực.
- Các khu chế xuất thường được quản lý chặt chẽ bởi Ban quản lý để đảm bảo an ninh và an toàn cho các doanh nghiệp chế xuất và người lao động trong khu vực.
- Nhiều ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm, giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo, giảm tiền thuê mặt bằng, miễn các thủ tục hành chính khai báo hải quan, các doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất nhập khẩu.
Đọc thêm: TOP 47 danh sách các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp
Về khái niệm
- Khu chế xuất là khu công nghiệp có mục đích chuyên dụng hơn. Đây là khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đó có cả các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu.
- Khu công nghiệp được hiểu đơn giản khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp. Tại đây doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài đều có thể hoạt động.
Về mục tiêu
- Khu công nghiệp được xây dựng nên với mục tiêu phổ cập các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy loại hình này mở ra để thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Khu chế xuất lại có phần hạn chế hơn. Chúng được thành lập chỉ để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài.
Về ranh giới địa lý
- Ranh giới địa lý của nhà xưởng thuê khu công nghiệp đơn thuần được xác lập bằng hệ thống hàng rào.
- Ngược lại, trong khu chế xuất ranh giới địa lý các DN chính là biên giới hải quan và thuế quan của một nước. Khu chế xuất phải có hàng rào thuế quan tách biệt hoàn toàn với những doanh nghiệp bên ngoài. Do đó chúng hoạt động độc lập.
Xem thêm: Quy định mới nhất khi thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp
Về chính sách ưu đãi
- Đối với khu công nghiệp chính sách ưu đãi chỉ ở mức cơ bản nhất định. Ví dụ như đối với khu công nghiệp ở các tỉnh thành không phải đô thị loại 1 thì chính sách ưu đãi phổ biến nhất là giảm thuế hai năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
- Đối với doanh nghiệp trong khu chế xuất thì được tự do nhập khẩu không giới hạn số lượng nguyên vật liệu. Không chỉ vậy những doanh nghiệp này không phải nộp thuế doanh thu, thuế xuất khẩu cho những mặt hàng sản xuất ra và xuất khẩu. Ngoài ra ở đây doanh nghiệp còn được hỗ trợ làm các thủ tục hải quan nhanh chóng.
Tham khảo thêm kho xưởng cho thuê tại KCN Long Bình Đồng Nai
Ưu đãi dành cho doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất
Doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất thường sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn từ chính phủ vì đơn giản những doanh nghiệp này giúp nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta, bù bớt phần thâm hụt trong cán cân thanh toán. Không những thế, còn tạo động lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI giúp kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo.
- Miễn tiền thuê đất 7 năm.
- Ưu đãi giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất
- Được nhập khẩu không hạn chế nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất
- Được ưu tiên làm nhanh các thủ tục hải quan khi nhập nguyên liệu hay xuất khẩu hàng
- Được sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tư bài bản: bưu chính viễn thông quốc tế, bưu điện, giao thông vận tải…
Khu chế xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nguồn vốn FDI từ nước ngoài, giúp phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Các khu chế xuất tiêu biểu tại Việt Nam
Các khu chế xuất thường được tập trung đông ở những vị trí đắc địa và là "đầu tàu" của cả khu vực như TP.HCM, Hà Nội, Hà Nam,...Dưới đây là 4 khu chế xuất lớn tiêu biển tại Việt Nam 2020:
- Khu chế xuất Linh Trung 1
- Khu chế xuất Linh Trung 2
- Khu chế xuất Linh Trung 3
- Khu chế xuất Tân Thuận
Trên đây Thuematbang.com.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm khác biệt giữa khu chế xuất và khu công nghiệp cũng như những thông tin liên quan đến 2 loại nhà xưởng này. Tùy vào mô hình kinh doanh, mục đích kinh doanh và điều kiện của doanh nghiệp để đưa ra lựa chọn tìm nhà xưởng cho thuê phù hợp.
Tham khảo bài viết: 5 Tips xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thời trang chuyên nghiệp
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư