7 tiêu chí “đắt giá” khi chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn 2023

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh là vấn đề vô cùng nan giải của những ai đã, đang và sẽ kinh doanh trong thời gian đến, đặc biệt đối với ngành kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Vậy làm sao để có được một mặt bằng thuận lợi, phát triển, phục vụ cho công việc kinh doanh ăn uống của bạn? Hãy cùng thuematbang nắm vững 7 tiêu chí “đắt giá” khi chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn ngay nhé!

 

Cách chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn

 

1. Vị trí chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn là tiêu chí quan trọng đầu tiên

 

Bạn phải xác định rõ đâu là khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến. Điều đó không chỉ giúp bạn chọn mặt bằng, địa điểm kinh doanh phù hợp mà qua đó bạn có thể lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh hợp lý nhất.

 

Cách chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn

 

Giả sử bạn muốn kinh doanh một quán ăn hướng đến khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên: bạn cần thuê mặt bằng kinh doanh ở gần những khu vực tập trung nhiều trường học, ký túc xá hoặc nhà ở, các dãy trọ của sinh viên. Và tốt nhất là cùng hướng để thuận lợi cho khách đến quán. Bạn cũng có thể chọn mặt bằng nằm ở phía đối diện trường nhưng phải đảm bảo khách có thể qua lại dễ dàng.

 

Khi đầu tư vào dịch vụ ăn uống thì mặt bằng kinh doanh càng nằm ở vị trí “đắc địa” càng tốt. Nếu bạn có đủ khả năng tài chính thì hãy hướng tới những mặt bằng “mặt tiền”, ở trung tâm, nằm trên trục đường chính, ở ngã tư hay gần các trường học và khu dân cư để thu hút được lượng khách hàng đông đảo hơn. Còn nếu bạn có số vốn tương đối giới hạn thì việc thuê một mặt bằng ở đầu hẻm hay căn tin của một trường học cũng không phải là một ý kiến tồi.

 

Tuyệt đối ĐỪNG HAM RẺ, thà “đắt nhưng xắt ra miếng hơn rẻ mà chẻ không ra”. Nếu bạn chọn một nơi chi phí rẻ nhưng mức sống quá thấp, khách hàng không có nhu cầu thì sớm muộn gì cũng “dẹp tiệm”.

Xem thêm nội dung: Bật mí cách lựa chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn phù hợp

 

2. Diện tích mặt bằng kinh doanh đóng vai trò quyết định thu hút khách hàng 

 

Nếu chọn mặt bằng không đủ diện tích thì giá thuê rẻ cũng thua. Trước khi chọn mặt bằng kinh doanh bạn phải lưu ý: Không gian bên trong có đủ để phân chia các khu vực nhỏ hay không? Chức năng từng khu vực liệu có được đảm bảo? Là những vấn đề mà các bạn cũng cần quan tâm. Đây là điều cần thiết để thuê một mặt bằng kinh doanh quán ăn, nhà hàng cũng như thu hút khách hàng. Phải xác định được diện tích và độ rộng mặt bằng tối thiểu là bao nhiêu? Chiều ngang mặt bằng sẽ quyết định đến độ lớn của bảng hiệu. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ nhận diện và niềm tin của khách hàng.

 

Cách chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn

 

Việc thuê một mặt bằng kinh doanh rộng và ngắn thì tốt hơn là hẹp và dài, dù cả hai đều có cùng diện tích. Nếu bạn thuê một mặt bằng có một lối đi bên hông để chủ hay người khác đi vào nhà sau thì hãy xin phép chủ nhà cho bạn làm bảng hiệu băng qua phía trên lối đi của họ.Đó là mẹo nhỏ để chúng ta tăng diện tích tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, người thuê không phải trả thêm tiền mà vẫn có một cửa hàng trông rất to khi nhìn từ bên ngoài.

>>> Nếu quý vị đang cần tìm mặt bằng quận trung tâm. Hãy tham khảo ngay giá thuê mặt bằng quận 1 qua bài sau

 

3. Xác định khả năng chi trả phí thuê mặt bằng 

 

Cách chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn

 

Ngoài việc xác định rõ đối tượng khách hàng thì bạn phải cân nhắc giá thành sản phẩm bán ra, chi phí nhân công…. để chọn mặt bằng có chi phí phù hợp.  Những ai mới “tập tành” kinh doanh phải biết rằng: khi mới thuê phải cọc tiền thuê mặt bằng trước 3 - 6 tháng. Các bạn cần khảo sát thị trường và lập ra kế hoạch kinh doanh để dự đoán mức doanh thu và chi phí hoạt động của cửa hàng. Trong đó, chi phí mặt bằng cũng đã có một mức dự trù nhất định.

 

“Vạn sự khởi đầu nan”, thời gian đầu kinh doanh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các bạn nên chuẩn bị trước tinh thần doanh thu sẽ thấp hoặc lỗ để dự trù và xoay chuyển nguồn vốn hợp lý để duy trì mặt bằng cũng như vận hành công việc kinh doanh của mình.

 

Một mặt bằng giá cao hơn mức dự trù trên dự toán chưa hẳn không tốt. Vì biết đâu nó lại là cơ hội để bạn có được nhiều khách hàng hơn. Bạn cũng có thể thỏa thuận với chủ mặt bằng để có được mức giá ưng ý, phù hợp với tình hình tài chính. Việc ký hợp đồng với kỳ hạn thời gian dài cũng có thể được chủ mặt bằng chiết khấu một khoản phí tương đối.

 

4. Khu vực gửi xe khi chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn

 

Cách chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn

 

Trên thực tế, sự bất tiện khi gửi xe cũng là lỗi khiến quán ăn, nhà hàng của bạn bị mất khách. Bởi khách hàng không ai muốn để xe ở một quán nằm sát mặt đường, thường xuyên ùn tắc giao thông hoặc quán có chỗ gửi xe quá hẹp khiến việc ra vào bất tiện.

 

Bạn phải chú ý xem phía trước hoặc xung quanh có chỗ gửi xe cho nhân viên và khách hàng hay không? Nếu khách đi xe ôtô, đường có cấm dừng, cấm đậu xe ô tô không? Với những vấn đề như vậy thì bạn cũng tự thấy được phải chọn vị trí sao cho thuận tiện nhất có thể rồi chứ? Điều này không chỉ tạo ấn tượng tốt cho khách mà còn giúp bạn tiết kiệm những khoản phí không đáng có như thuê bãi để xe, tiền nộp phạt do để xe lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, …

Tham khảo thêm: 7 NGUYÊN TẮC VÀNG khi lựa chọn mặt bằng mở quán cafe

 

5. Hiện trạng mặt bằng 

 

Bạn muốn mặt bằng có sẵn nhà hay muốn thuê đất trống? Rủi ro khi mới bắt đầu kinh doanh thường rất nhiều, việc thuê một mặt bằng đã được đầu tư sẵn là một cách đơn giản để hạn chế rủi ro. Nhưng bạn cũng cần lưu ý tính toán kỹ chi phí sửa chữa mặt bằng trước khi quyết định thuê. Bởi nó có thể đã mục nát hoặc kết cấu không phù hợp với quán ăn, nhà hàng của bạn. Tệ nhất là bạn trả tiền thuê một thứ mà bạn phải đập đi và tốn thêm rất nhiều tiền để xây lại cái mới.

 

Cách chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn

 

Bạn nên ưu tiên các mặt bằng có tình trạng phù hợp với mô hình kinh doanh của mình để tiết kiệm chi phí sửa chữa, trang trí. Hãy kiểm tra xem mặt bằng đã có sẵn các dịch vụ cần thiết chưa hay còn sơ sài nhé!

 

6. Hướng nhà (phong thủy) khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh

 

Đầu tiên, bạn cần tránh các mặt bằng hướng Tây có nắng chiếu trực tiếp vào buổi chiều. Đừng xem thường nắng chiều, nó có thể khiến quán ăn bạn lúc nào cũng nóng như “hỏa diệm sơn” khiến khách hàng nản lòng ghé vào.

 

Cách chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn

 

Bạn cũng có thể tìm hiểu về phong thủy hoặc đi xem “thầy” để tránh các hướng không tốt, không hợp tuổi để có thể yên tâm kinh doanh. Nếu thời gian đầu kinh doanh chưa được thuận lợi, bạn sẽ không bị phân tâm, mất tập trung khi bị đàm tiếu về “yếu tố tâm linh” rồi tự nản lòng. 

 

7. Thái độ của chủ nhà cho thuê mặt bằng kinh doanh 

 

Khi chọn mặt bằng kinh doanh cũng cần xem xét đến thái độ, sự thiện chí của chủ nhà. Vì họ là một đối tác sẽ gắn bó trong suốt thời gian bạn làm kinh doanh. Mặc dù bạn có thể công chứng hợp đồng thuê nhà và mọi thứ sau đó sẽ giải quyết theo các thỏa thuận “giấy trắng mực đen” . Tuy nhiên, thực tế thì không đơn giản như vậy.

 

Cách chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn

 

Nếu hai bên “cơm không lành, canh không ngọt” thì bạn sẽ rất khó yên ổn kinh doanh. Chẳng may họ có ý bán mảnh đất mà bạn đang thuê thì sẽ có nhiều rắc rối về sau. Do đó, hãy có các điều khoản thỏa thuận đền bù rõ ràng. Cũng cần lưu ý khi chủ nhà quá khó chịu, hay xét nét về tiền bạc. Khi đó bạn phải cẩn thận với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Nhất là về việc cải tạo mặt bằng và lộ trình tăng giá thuê.

Đừng bỏ qua bài viết Những lưu ý khi thuê mặt bằng kinh doanh giá rẻ

Nếu được thì bạn nên cố gắng tạo mối quan hệ tốt, được lòng chủ nhà.. Khi họ yêu mến bạn, mọi vấn đề rắc rối phát sinh đều được giải quyết nhẹ nhàng, êm đẹp hơn!