Bật mí cách lựa chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn phù hợp
Kinh doanh F&B nói chung và quán ăn nói riêng luôn là mô hình kinh doanh tiềm năng được nhiều người lựa chọn. Bước đầu tiên bạn cần quan tâm chính là tìm được một mặt bằng kinh doanh ưng ý. Tuy nhiên, để chọn được một mặt bằng tốt mà lại vừa với túi tiền thì không hề dễ dàng chút nào.
Bài viết dưới đây, Thuematbang.com.vn sẽ chỉ cho bạn cách lựa chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn phù hợp nhé.
Tầm quan trọng của việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn tốt
Mặt bằng kinh doanh chiếm tới 50% tỷ lệ thành công của bất kì mô hình kinh doanh nào. Đặc biệt đối với mô hình kinh doanh quán ăn. Việc lựa chọn được một mặt bằng kinh doanh quán ăn tốt, có thể giúp cửa hàng của bạn tiếp cận dễ dàng với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận.
Ngoài ra, một bằng tọa lạc ở một vị trí phù hợp sẽ giúp cho cửa hàng cửa bạn tăng nhận diện, làm thương hiệu được tốt hơn, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác cùng ngành.
Những lỗi thường mắc khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn
Tận dụng mặt bằng gia đình để làm kinh doanh
Việc tận dụng mặt bằng gia đình để làm mặt bằng kinh doanh quán ăn sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, bạn phải xem xét về mức độ phù hợp của mặt bằng hiện có và mô hình kinh doanh của bạn.
Kinh doanh quán ăn, bạn cần có một bằng bằng tương đối rộng, có chỗ để xe và lối đi thuận tiện cho khách ra vào. Nếu mặt bằng của bạn không có đủ các yếu tố trên thì bạn nên xem xét lại về việc có nên tận dụng mặt bằng gia đình hay không. Vì suy cho cùng, ngoài chi phí thuê mặt bằng bạn còn phải tốn rất nhiều tiền cho các hạng mục khác. Nếu chỉ vì chọn sai mặt bằng khiến cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả thì thật sự đáng tiếc.
Xem thêm: 7 Điểm chết cần tránh khi thuê mặt bằng kinh doanh F&B
Thuê mặt bằng giá rẻ để kinh doanh
Những mặt bằng đẹp, rộng, nằm ở các quận trung tâm, khu vực sầm uất thường rất đắt đỏ. Vì thế mà khi kinh doanh, nhiều người sẽ lựa chọn các mặt bằng giá rẻ để tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, bạn phải đặt ra một câu hỏi như sau: “Tại sao mặt bằng đó lại rẻ hơn so với các mặt bằng khác?“
Một địa điểm tốt sẽ giúp nhà hàng của bạn có lượng khách hàng đông đúc hơn. Khách đang sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn hơn, lúc này việc giải quyết tiền mặt bằng không còn là vấn đề.
Bỏ qua công đoạn khảo sát
Đa số khi thuê mặt bằng kinh doanh quán ăn, bạn sẽ tìm đến môi giới cá nhân hoặc công ty bất động sản. Họ sẽ hỗ trợ bạn tìm mặt bằng, tuy nhiên tốt nhất bạn nên tự khảo sát trực tiếp để xác thực tính chính xác của những thông tin bạn nhận được trước khi đưa ra quyết định xuống tiền.
Bạn cần biết được đặc thù giao thông quanh khu vực (đường một hay hai chiều), mặt bằng có chỗ đậu xe cho khách hay không? Lưu lượng người qua lại thế nào? Có ngập lụt khi trời mưa lớn hay không?… Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi khảo sát, phân tích cơ hội kinh doanh của mình.
Các cách lựa chọn mặt bằng kinh doanh quán ăn phù hợp
1. Xác định tệp khách hàng
Xác định chân dung khách hàng và mục đích kinh doanh, mô hình kinh doanh của bạn để lựa chọn vị trí trí thuê mặt bằng kinh doanh quán ăn phù hợp.
Ví dụ: Bạn muốn mở quán cơm văn phòng thì nên chọn vị trí thuê mặt bằng gần các tòa nhà, trụ sở của các công ty thuận tiện cho khách hàng tiện hẹn bạn sau giờ làm việc hoặc ăn trưa.
2. Áp dụng quy tắc 50 - 30 - 20
khi thuê mặt bằng kinh doanh quán ăn. Cụ thể như sau: 50% diện tích dành cho khu vực ăn uống cho thực khách, 30% diện tích dành cho khu vực bếp, 20% diện tích còn lại là khu vực phục vụ.
3. Quan tâm tới chi phí thuê mặt bằng
Thường tiền thuê mặt bằng sẽ bao gồm tiền thuê nhà và tiền cọc, tiền cọc sẽ giao động từ 3-6 tháng. Tiền thuê nhà tùy vào thỏa thuận hai bên, có thể đóng theo tháng hoặc 6 tháng một lần. Số tiền này không hề nhỏ, bạn cần dự trù trước khi quyết định xuống tiền nhé.
4. Xem kỹ hợp đồng
Hợp đồng càng cụ thể càng tốt, trong đó cần ghi rõ: Thời gian thuê là bao lâu? Diện tích ra sao? Giá thuê bao lâu thì được được tăng? Nếu tăng thì sẽ giới hạn tăng bao nhiêu phần trăm? Nếu đòi lại nhà thì phải đền bù thiệt hại như thế nào? Bạn hãy tìm hiểu kỹ thêm về những điều khoản và dự trù trước chi phí phát sinh và hướng giải quyết cho những tình huống như vậy.
5. Tìm hiểu các quy định kinh doanh tại địa phương
Bạn cần biết rõ những quy định pháp luật, các nguyên tắc và yêu cầu kinh doanh của khu vực sở tại để tránh vi phạm làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh. Một số ví dụ như: không được phép lấn chiếm lòng lề đường làm khu vực đậu xe, hạn chế quảng cáo, thời gian hoạt động… là một số quy định quan trọng cần phải lưu ý.
Xem thêm: 13 Tiêu Chí Chọn Mặt Bằng Kinh Doanh Sinh Lời Hiệu Quả
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư
- Tìm hiểu tổng quan về khu công nghiệp Quang Minh