Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm theo ISO 22000

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

Việc thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm cần tuân theo các tiêu chí riêng biệt dựa trên các quy định hiện hành. Và tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong số đó, cùng tìm hiểu kỹ hơn về tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm theo ISO 22000 ngay sau đây nhé!

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

ISO là từ viết tắt của tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa International Organization for Standardization. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000 đề ra những quy định, biện pháp kiểm soát, phòng ngừa những mối nguy hại về an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến. Kiểm soát, kiểm tra điều kiện vệ sinh nhà xưởng và phòng tránh nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn vào thực phẩm.

Đối tượng nhà xưởng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

- Những đơn vị cung cấp dịch vụ thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, hệ thống bán thực phẩm lưu động.

- Những đơn vị chế biến thức ăn chăn nuôi, thịt, cá. Những đơn vị sản xuất thức uống, bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh.

- Những đơn vị lưu trữ và phân phối thực phẩm, cung cấp những máy móc, thiết bị chế biến thực phẩm; nguyên vật liệu, các chất phụ gia, dịch vụ đóng gói.

Tham khảo: Thiết lập quy trình quản lý nhân sự đạt chuẩn ISO cho nhà xưởng

Lợi ích khi thiết kế nhà xưởng theo ISO 22000

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

- Giúp các nhà xưởng kiểm soát được các mối nguy trong khâu sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản cho tới khi thực phẩm được đưa tới tay người tiêu dùng nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. 

- Tăng uy tín, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường: Đối với những doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. 

- Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm. 

- Được xem xét miễn, giảm kiểm tra một số thủ tục pháp lý khi có giấy chứng nhận ISO 22000 (ví dụ: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm).

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm theo ISO 22000

1. Vị trí và cấu trúc nhà xưởng

Vị trí nhà máy và khuôn viên

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

- Tránh xa các vị trí dễ bị ngập lụt. Nên cách xa các khu vực công nghiệp nặng hoặc bệnh viện, khu vực chăn nuôi hoặc xử lý chất thải. 

- Cây cối xung quanh nhà máy cần chăm sóc và dọn dẹp gọn gàng.

- Lối đi, sân bãi, nhà xe phải được thoát nước và dễ bảo trì vệ sinh.

Thiết kế & bố trí nhà xưởng

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

- Nơi sản xuất, chế biến thực phẩm phải được thiết kế theo quy tắc một chiều nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đa việc ô nhiễm chéo. 

- Kho chứa đựng và bảo quản nguyên liệu, thành phẩm phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng loại và tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.

Kết cấu và phụ kiện bên trong

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

- Tường và góc tường: tường phải phẳng, góc nhà phải làm tròn dễ vệ sinh, sáng màu, không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, dễ lau chùi, khử trùng tốt.

- Cửa ra vào: nhẵn, không thấm nước, tự động mở và đóng kín.

- Trần nhà: sáng màu, làm bằng vật liệu không thấm nước, không rạn nứt, tránh mốc, đọng nước và các chất bẩn. Các góc tại trần nhà phải làm tròn, dễ vệ sinh.

- Cửa sổ: phải dễ lau chùi, được thiết kế sao cho hạn chế bám bụi ở mức thấp nhất. 

- Sàn nhà: sáng màu, làm bằng các vật liệu không thấm nước, dễ cọ rửa, không trơn, không gây độc hại đối với thực phẩm, dễ lau chùi, khử trùng và thoát nước tốt.

- Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm: phải bền vững, dễ lau chùi, dễ duy tu, bảo dưỡng và tẩy trùng. 

Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn nhà xưởng GMP được hiểu như thế nào

3. Hệ thống xử lý chất thải

Hệ thống thoát nước và phương tiện đổ chất thải phải được thiết kế và bố trí hợp lý để tránh được mối nguy gây nhiễm bẩn cho sản phẩm hay làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước sạch dùng để sản xuất.

4. Nhà vệ sinh

- Phải có hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và đảm bảo vệ sinh. 

- Phải cách ly hoàn toàn với khu vực chế biến, bảo quản thành phẩm và phải có bồn rửa tay tự động.

- Phải bố trí ở các vị trí thuận tiện cho tất cả mọi người trong cơ sở. Xây dựng trung bình 1 nhà vệ sinh cho 25 người.

5. Hệ thống chiếu sáng 

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

Hệ thống chiếu sáng có cường độ phải đảm bảo với đặc thù từng loại sản phẩm. TCVN 7114-1 có quy định:

- Xưởng mạch nha, rửa, đóng vào thùng, làm sạch sàng, bóc vỏ, nơi nấu trong xí nghiệp làm mứt và sôcôla: 200 Lux.

- Phân loại và rửa sản phẩm, nghiền, trộn, đóng gói: 300 Lux.

- Khu vực làm việc trong nhà giết mổ, nhà máy sữa, trên sàn lọc: 500 Lux.

6. Hệ thống cấp thoát nước

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

- Nước sử dụng cho quá trình chế biến, sản xuất phải sạch và chắc chắn không chứa các chất ô nhiễm khác, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y Tế.

- Cơ sở sản xuất thuộc nhà xưởng sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn ISO phải có đầy đủ nước sạch, đủ áp lực cung cấp cho quá trình vệ sinh, chế biến. Đồng thời, thiết bị chứa nước phải được thiết kế phù hợp cho việc dự trữ và sử dụng hợp vệ sinh.

7. Hệ thống cung cấp hơi nước

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

- Hơi nước sử dụng phải hợp vệ sinh, phù hợp với mục đích sử dụng và đặc biệt không gây nguy hại đến sức khỏe con người, nhân công lao động.

- Nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy chữa cháy hay sử dụng với mục đích khác phải có đường ống riêng, sơn màu riêng để dễ phân biệt và không được nối với hệ thống nước sử dụng cho quá trình sản xuất, chế biến.

8. Hệ thống thông gió

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

Hệ thống thông gió cần thiết kế phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của cơ sở để phòng ngừa, hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ ô nhiễm do không khí hay nước ngưng tụ. Hướng của hệ thống thông gió phải đảm bảo không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch. 

9. Điều kiện với trang thiết bị 

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

- Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm phải được thiết kế và chế tạo an toàn, phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, dễ làm sạch, tẩy trùng và bảo dưỡng.

- Phải được làm bằng vật liệu không gây độc hay gây ô nhiễm sản phẩm. Trong trường hợp cần thiết phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp để bảo dưỡng, làm sạch, tẩy trùng, giám sát các mối nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm.

10. Điều kiện về con người

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm

- Người tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải học tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định và có Giấy chứng nhận đã tham dự tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp, hằng năm phải học tập bổ sung và cập nhật kiến thức.

- Người tham gia trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Cần khám sức khỏe và cấy phân tìm người lành mang trùng trước khi tuyển dụng và định kỳ ít nhất 1 năm/lần.  Những người đang bị mắc các bệnh nhiễm trùng thuộc danh mục đã được Bộ Y tế quy định (Lao, Kiết lỵ, Thương hàn, Ỉa chảy, Tả, Mụn nhọt, Són đái, Són phân,...) không được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hay chế biến thực phẩm.

- Những người tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm phải mặc trang phục riêng khi chế biến hoặc bán thực phẩm. Ngoài ra, những trường hợp cần thiết phải đội mũ và đi găng tay hay đeo khẩu trang sạch. Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo đồ trang sức khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ăn ngay. Không ăn uống trong khu vực sản xuất thực phẩm… Ngoài ra phải chấp hành “thực hành vệ sinh bàn tay tốt”: Rửa tay trước khi tiếp xúc chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh,…

11. Đối với khách thăm quan

- Khách tham quan muốn di chuyển vào nhà xưởng cần mặc quần áo bảo vệ.

- Phải được kiểm tra sức khỏe trước, không mắc các bệnh về hô hấp cấp tính. 

Những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm theo ISO 2200 mà Thuematbang.com.vn vừa chia sẻ trên thực tế đã có rất nhiều chủ đầu tư, chủ xưởng áp dụng thành công và mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp của họ. Mong rằng bài viết này thật sự hữu ích với bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công! Nếu đang cần tìm các đơn vị cho thuê kho xưởng Đồng Nai uy tín chuyên nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi