Quy định cần biết đối với nhà xưởng đạt chuẩn HACCP
Thiết kế nhà xưởng đạt chuẩn HACCP là điều mà các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm bới tính quan trọng của nó. Vậy lý do là gì và quy định đối với nhà xưởng đạt chuẩn HACCP như thế nào cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chuẩn HACCP là gì?
HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là "hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn". Các tiêu chuẩn của HACCP được thống nhất trên toàn thế giới và có thể áp dụng cho tất cả các ngành sản xuất thực phẩm & đồ uống khác nhau. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng cho các sản phẩm đang được tiêuthụ ở trên thị trường cũng như cho các sản phẩm mới.
Vì sao nên thiết kế nhà xưởng đạt chuẩn HACCP
- Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng.
- Nâng cao hình ảnh, sự uy tín của doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất chế biến tại xưởng.
- Tạo lợi thế cạnh tranh cao, cũng như khả năng mở rộng hay chiếm lĩnh thị trường cao.
- Giảm chi phí sản xuất, tăng doanh thu.
- Nâng cao hiệu quả và đơn giản hóa hoạt động kiểm soát chất lượng thực phẩm trong kho.
- Đảm bảo an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng và người lao động.
Xem thêm bài viết: Nằm lòng 4 cách tìm kho xưởng cho thuê hiệu quả nhất
Nhà xưởng tiêu chuẩn HACCP cần cho những ngành nghề nào?
- Xưởng sản xuất và kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,...
- Xưởng chế biến thực phẩm, các khu chế xuất, thức ăn công nghiệp,...
Quy định đối với nhà xưởng đạt chuẩn HACCP
Địa điểm đặt nhà xưởng đạt chuẩn HACCP
- Tránh xa những nơi có môi trường ô nhiễm, quanh bãi rác, hoặc có nguy cơ tiềm ẩn như các khu sinh hoạt đông đúc, các khu công nghiệp lớn.
- Tránh khu vực trũng không có hệ thống thoát nước dễ bị ngập úng, ứ đọng.
- Tránh khu vực có chất thải rắn lỏng không thể xử lý ngay lập tức
Tham khảo thêm Quy định mới nhất khi thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp
Thiết kế và bố trí nhà xưởng đạt chuẩn HACCP
Thiết kế nhà xưởng
- Tạo ranh giới giữa khu sản xuất và không sản xuất, giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bao gói, kho hàng, khu vệ sinh, khu thay trang phục, khu nhà ăn.
- Khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm phải được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng.
- Kho lưu trữ bảo quản thực phẩm phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.
Kết cấu nhà xưởng
- Hệ thống thông gió cần phù hợp với đặc thù của nhà xưởng, hướng gió phải đảm bảo không thổi ngược từ phía khu nhiễm bẩn sang khu vực vệ sinh sạch.
- Hệ thống chiếu sáng cần cung cấp ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo có thể giúp công nhân tiến hành thao tác sản xuất dễ dàng.
- Cửa ra vào nên sử dụng cửa tự động có thể đóng kín.
- Cửa sổ yêu cầu dễ lau chùi, phải thiết kế sao cho hạn chế bám bụi nhất có thể. Đôi khi có những khu vực cần thiết phải lắp đặt thêm lưới hoặc hàng rào bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật.
- Trần xưởng làm bằng vật liệu không thấm nước, màu sáng, tránh ẩm mốc, không rạn nứt, đọng nước hay xuất hiện chất bẩn.
- Sàn xưởng cũng yêu cầu màu sáng, chống thấm nước, lau chùi và cọ rửa dễ dàng, không trơn trượt và thoát nước tốt.
- Tường và góc tường phải phẳng, các góc được làm tròn, màu sáng, không thấm nước và dễ dàng cọ rửa cũng như khử trùng.
- Bề mặt tiếp xúc với thực phẩm phải có kết cấu vững chắc, dễ lau chùi khử trùng. Yêu cầu làm bằng các vật liệu nhẵn, không thôi nhiễm ra thực phẩm, không bị bào mòn hay thấm nước.
Hệ thống cấp thoát nước
- Nhà xưởng phải có đầy đủ nước sạch để cung cấp cho quá trình làm sạch, chế biến thực phẩm.
- Phải có đầy đủ các đồ dùng để chứa đựng, phân phối và kiểm soát nhiệt độ nước đảm bảo phù hợp trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Nước được sử dụng phải sạch sẽ, không chứa các chất gây ô nhiễm khác, tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn nước uống và sinh hoạt.
Bạn đã biết Khu chế xuất là gì? Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp
Hệ thống khí nén/cung cấp nước đá/ hơi nước
Với hệ thống khí nén, hệ thống cung cấp nước đá và hệ thống hơi nước trong nhà xưởng đều phải đảm bảo các an toàn vệ sinh thực phẩm như sạch, an toàn và không gây ô nhiễm cho sản phẩm thực phẩm.
Hệ thống xử lý chất thải
Cần thiết kế cửa riêng biệt để lấy các chất thải. Hệ thống thoát nước và phương tiện đổ chất thải phải được thiết kế và bố trí hợp lý để tránh được mối nguy gây nhiễm bẩn cho thực phẩm hay làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước sạch dùng để chế biến thực phẩm.
Phòng thay đồ bảo hộ và nhà vệ sinh
- Về phòng thay đồ bảo hộ: Cần có phòng riêng biệt, hợp lý để nhân viên có thể thay đồ bảo hộ trước khi bắt đầu ca làm một cách tiện lợi nhất.
- Nhà vệ sinh:
+ Cần có hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo đảm vệ sinh. Nhà vệ sinh phải được xây dựng sao cho hướng gió chính không thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực chế biến, bảo quản và bày bán thực phẩm.
+ Cần bố trí ở các vị trí thuận tiện cho tất cả mọi người trong cơ sở và có đầy đủ thiết bị bảo đảm vệ sinh. Trung bình tối thiểu 25 người phải có 01 nhà vệ sinh.
+ Cần cách ly hoàn toàn và mở cửa không được hướng vào khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm và phải có bồn rửa tay và bảng chỉ dẫn.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đối với nhà xưởng đạt chuẩn Haccp giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tối ưu hiệu quả sản xuất, gia tăng lợi nhuận và uy tín cho thương hiệu trên thị trường. Mong rằng bài viết mà Thuematbang.com.vn chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho hoạt động quản lý kho xưởng của bạn. Nếu đang cần tìm thuê kho xưởng Đồng Nai Long Bình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư