Những lưu ý quan trọng khi sửa chữa cải tạo nhà xưởng

Nhà xưởng sau một thời gian sử dụng sẽ có sự hao mòn xuống cấp, ảnh hưởng tới công năng hoạt động. Nếu không có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời sẽ để lại những hiểm họa khôn lường. Cùng Thuematbang.com.vn tìm hiểu qua các lưu ý quan trọng khi sửa chữa cải tạo nhà xưởng qua bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn quan tâm:
TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHO CHỨA HÀNG CHO DOANH NGHIỆP

Khi nào thì cần sửa chữa cải tạo nhà xưởng

sửa chữa cải tạo nhà xưởng

Nhà xưởng được chia thành 2 loại chính là nhà xưởng truyền thống và nhà xưởng cao tầng. Bất kể là sử dụng như thế nào, bảo dưỡng tốt tới đâu thì việc xuống cấp là điều không tránh khỏi. 

Thông thường nhà xưởng sẽ cần được bảo dưỡng định kỳ nhưng bạn cũng cần theo dõi tình trạng nhà xưởng thường xuyên, nếu nhà xưởng của bạn rơi vào các trường hợp dưới đây thì bạn nên lên kế hoạch cải tạo cho nhà xưởng của mình rồi đấy.

- Nhà xưởng rơi vào tình trạng cũ, xuống cấp: dột nước, tường bị nứt, nước thấm qua tường khiến tường bị mốc.

- Hệ thống điện nước hoạt động không ổn định.

- Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nên cần nâng cấp để phù hợp với nhu cầu phát triển.

- Thay đổi kết cấu nhà xưởng để đồng nhất với quá trình sản xuất.

- Lắp đặt, sửa chữa thiết bị phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn.

- Mái bị dột, gãy hoặc xuống cấp không sử dụng được nữa.

Tần suất sửa chữa cải tạo nhà xưởng

sửa chữa cải tạo nhà xưởng

Thông thường để đảm bảo công suất của nhà xưởng luôn hoạt động thì cứ sau khoảng 1 năm chúng ta nên cải tạo nhà xưởng một lần. Dĩ nhiên việc cải tạo nhà xưởng cũng phải tùy thuộc vào vấn đề đang gặp phải hay mức độ hư hại của nhà xưởng. 

Thông thường, nguyên nhân của việc nhà xưởng bị hư hại phần lớn do thời tiết gây ra hoặc cũng có thể tới từ những yếu tố bên trong khác. Chúng ta hãy kiểm tra, xác định rõ ràng xem vấn đề nhà xưởng xuống cấp đến từ đâu để có thể tìm ra phương án sửa chữa, cải tạo kịp thời.

Lưu ý khi sửa chữa cải tạo nhà xưởng

1. Sử dụng sơn chống nóng

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, khi sử dụng tôn thì không cần phải dùng thêm sơn trên bề mặt. Tuy nhiên, qua thời gian, các mái tôn dần bị phai màu, độ bền không còn được như lúc đầu nữa. Trên bề mặt tôn sẽ xuất hiện những lỗ hổng nhỏ do tác động của thời tiết làm xuất hiện dột trong nhà xưởng.

sửa chữa cải tạo nhà xưởng

2. Làm mát cho nhà xưởng

Chống nóng cho nhà xưởng là công việc cấp bách cần làm khi thiết kế thi công nhà xưởng. Khi nhiệt độ trong kho quá cao không được làm mát kịp thời đặc biệt vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhà xưởng, năng suất làm việc của nhân công, khiến cho công tác lưu trữ bảo quản hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

sửa chữa cải tạo nhà xưởng

- Cách thứ 1 là làm hệ tôn mái 2 lớp. Cách này chính là ta tiến hành thi công lớp thêm 1 mái tôn mới bên trên mái cũ của xưởng. Khoảng cách giữa 2 mái là khoảng 50mm. Mục đích của việc này chính là tạo khoảng không khí trống giữa hai mái. Khoảng không khí này sẽ chuyển động không ngừng theo nguyên lý đối lưu. Nhờ vậy khí nóng không bị truyền xuống tôn lợp mái ở bên dưới, giúp nhà xưởng thoáng mát hơn.

- Cách thứ 2 là làm trần thạch cao. Khả năng chống nóng của trần thạch cao thì không cần phải bàn cãi. Hơn nữa, cách này còn giúp tăng tính thẩm mỹ, tăng độ sáng, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho trần xưởng. 

- Cách 3 là lắp quả cầu thông gió. Quả cầu này có tác dụng hút gió trên mái, giúp không khí trong nhà xưởng được lưu thông dễ dàng, thoáng mát hơn.

3. Đảm bảo an toàn

Trong quá trình sửa chữa nhà xưởng, sẽ không tránh khỏi hiện trạng có nhiều thiết bị, máy móc bổ trợ cho công đoạn này và điều mà doanh nghiệp cần lưu ý là đảm bảo được yếu tố an toàn cho người lao động, người thi công, tránh xảy ra các rủi ro không mong đợi.

sửa chữa cải tạo nhà xưởng

4. Xác định trước mức ngân sách

Việc tính toán trước ngân sách, kinh phí sử dụng cho việc sửa chữa nhà xưởng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thảo luận, thương thảo với đơn vị thầu sửa chữa về giá cả thực hiện. Bên cạnh đó, đây cũng là căn cứ giúp doanh nghiệp có thể trao đổi với đơn vị thầu thi công sửa chữa về ngân sách nhằm cân đối kinh phí sửa chữa hợp lý hơn so với khả năng tài chính của mình.

Tham khảo thêm: Các loại tôn lợp nhà xưởng được ưa chuộng hiện nay

sửa chữa cải tạo nhà xưởng

5. Lên kế hoạch duy trì hoạt động nhà xưởng

Quá trình thi công, sửa chữa nhà xưởng sẽ gây ra nhiều hạn chế về không gian, thời gian làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hiện tại của nhà xưởng. Vì thế, doanh nghiệp cần lên phương án vừa đảm bảo duy trì được hoạt động sản xuất hiện tại vừa đảm bảo hoạt động sửa chữa, cải tạo được diễn ra, đúng như tiến độ.

sửa chữa cải tạo nhà xưởng

6. Chọn đơn vị thi công uy tín

Bạn nên khảo sát trước các đơn vị thi công sửa chữa cải tạo nhà xưởng uy tín trên thị trường, sau đó so sánh đánh giá để chọn ra đơn vị phù hợp nhất với mình. 

sửa chữa cải tạo nhà xưởng
 

Nhà xưởng hoạt động sau nhiều năm sẽ trở nên xuống cấp, hư hỏng, nếu không sửa chữa cải tạo nhà xưởng kịp thời sẽ dẫn tới những thiệt hại khôn lường về người và của. Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn phải có trách nhiệm trong việc theo dõi và đưa ra giải pháp cải tạo kho xưởng hợp lý.
>>> Xem thêm:
https://thuematbang.com.vn/tin-tuc/quy-trinh-cai-tao-sua-chua-nha-xuong-cu-giup-nang-cap-tai-san.html