Quy trình cải tạo sửa chữa nhà xưởng cũ giúp nâng cấp tài sản

cải tạo sửa chữa nhà xưởng

Nhà xưởng hoạt động sau nhiều năm sẽ trở nên xuống cấp, hư hỏng, khi đó doanh nghiệp cần phải tiến hành cải tạo sửa chữa để đáp ứng năng suất hoạt động và tính an toàn. Vậy quy trình cải tạo sửa chữa nhà xưởng sẽ được diễn ra như thế nào, tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo thêm:
Nhà xưởng mái tôn là gì? Các loại nhà xưởng mái tôn.

Lý do cần cải tạo sửa chữa nhà xưởng cũ

Không bảo dưỡng định kỳ

Máy móc thiết bị hay công trình, muốn kéo dài tuổi thọ sử dụng đều cần phải bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều chủ xưởng lại hay bỏ qua công đoạn này khiến nó nhanh chóng xuống cấp, hư hại. 

Sử dụng quá tải

Mỗi công trình nhà xưởng tùy vào quy mô thiết kế sẽ có một công năng nhất định. Việc sử dụng quá công năng cho phép khiến cho nhà xưởng bị hư hỏng, xuống cấp, thậm xí với những nhà xưởng mới vẫn trong thời gian bảo hành.

Thời gian sử dụng lâu

Tất nhiên rồi, nhà xưởng lâu năm chắc chắn sẽ có hao mòn, hư hỏng là điều không tránh khỏi. Chỉ là tùy vào cách sử dụng và loại hình nhà xưởng mức độ hư hỏng nó sẽ khác nhau thôi. Ví dụ nhà xưởng bê tông sẽ bắt đầu xuống cấp sau 10 năm, nhưng nhà xưởng thép có thể là trong từ 3 đến 5 năm.

Xây dựng không đảm bảo chất lượng

Chất lượng của nhà xưởng khi xây dựng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như sức khỏe của nhà xưởng. Nếu công tác xây dựng nhà xưởng ngay từ đầu đã không đạt chuẩn thì việc sửa chữa và cải tạo sau này là việc khó tránh khỏi. 

Một vài nguyên nhân thường thấy nữa chính là nhu cầu mở rộng, thu hẹp nhà xưởng, thay đổi thiết kế để để đáp ứng năng suất của doanh nghiệp.

Những hạng mục trong cải tạo sửa chữa nhà xưởng

cải tạo sửa chữa nhà xưởng

- Chống thấm tường, chống thấm trần nhà.

- Sửa lại cửa kính, đóng cửa kính.

- Xây tường, đổ bê tông.

- Xây thêm phòng, sửa lại phòng, nâng cấp phòng.

- Sửa lại trần thạch cao, đóng trần thạch cao.

- Sơn lại tường, bả matit, quét vôi.

- Sửa chữa mái tôn nhà xưởng, nâng mái.

- Lát nền gạch, nâng nền.

- Sửa chữa đường dây điện, đi đường dây điện.

- Sửa lại đường ống nước, hố ga.

- Làm lại cửa sắt, cửa cuốn, hàng rào sắt.

- Mở rộng quy mô xưởng.

- Cải tạo lại không gian cho phù hợp với mục đích sử dụng nhà xưởng.

Quy trình cải tạo sửa chữa nhà xưởng 

cải tạo sửa chữa nhà xưởng

1. Nắm rõ thực trạng của nhà xưởng

Việc nắm rõ thực tế hiện trạng nhà xưởng là rất quan trọng trong nhằm giúp bạn biết được các công việc cần sửa chữa và lựa chọn được đơn vị phù hợp cho công việc đó. Những thông tin đó có thể là quá trình sử dụng nhà xưởng, vật liệu xây dựng, cách bố trí hệ thống điện nước, các bộ phận bị hư hỏng,…

2. Tìm kiếm đơn vị cải tạo sửa chữa nhà xưởng chuyên nghiệp

Tiếp theo đó, chúng ta sẽ bắt đầu tìm kiếm một đơn vị thi công chuyên nghiệp để cung cấp thông tin và nhờ hỗ trợ thực hiện quá trình cải tạo nhà xưởng cũ. 

3. Khảo sát thực tế hiện trạng của công trình

Sau khi chọn được đơn vị thi công cải tạo nhà xưởng, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ cùng nhau khảo sát để trao đổi các vấn đề liên quan đến cải tạo nhà xưởng từ đó đề xuất những giải pháp thiết kế thi công phù hợp với tình hình thực tế và khả năng tài chính của chủ đầu tư.

4. Xây dựng các giải pháp sửa chữa hiệu quả

Tùy vào điều kiện thực tế của nhà xưởng để đơn vị xây dựng sẽ có phương án cải tạo, sửa chữa tối ưu nhất. Những nội dung này thường bao gồm một số vấn đề như:

- Mục đích để xây dựng mới, nâng cấp hay tu sửa các bộ phận bị hư hỏng.

- Các giai đoạn cải tạo nhà xưởng cũ được thực hiện như thế nào.

- Mức độ gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

- Thời gian thi công trong bao lâu.

- Tính thẩm mỹ của nhà xưởng.

cải tạo sửa chữa nhà xưởng

5. Lập dự toán và báo giá cải tạo nhà xưởng

Chi phí cải tạo nhà xưởng có thể phân thành 2 loại chi phí:

- Chi phí mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ cho việc thay thế cải tạo nhà xưởng.

- Chi phí cho những công việc như tháo dỡ, nâng cấp, xây mới công trình.

Dựa theo ngân sách dự kiến của mình, chủ đầu tư có thể so sánh với dự toán và báo giá của nhà thầu để đưa ra mức giá hợp lý.

6. Tiến hành cải tạo sửa chữa nhà xưởng

Quá trình thi công đòi hỏi đơn vị xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc cần thiết để đảm bảo tiến độ làm việc đúng theo kế hoạch đã đưa ra.

>>> Tham khảo thêm: https://thuematbang.com.vn/tin-tuc/nhung-luu-y-quan-trong-khi-sua-chua-cai-tao-nha-xuong.html

7. Nghiệm thu & sử dụng

Khi quá trình sửa chữa hoàn tất, đôi bên cùng tiến hành kiểm tra, nghiệm thu nhà xưởng một lần nữa. Các vấn đề phát sinh mới cần được cả 2 bên bàn bạc và đưa ra phương án giải quyết nếu gặp vấn đề.


Cải tạo sửa chữa nhà xưởng là công việc cấp thiết hàng đầu khi công trình không còn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Nhiều nhà quản lý thường lơ là trong việc theo dõi và việc cải tạo không kịp thời khiến cho nhà xưởng trở nên tệ hơn, lúc đó bạn sẽ phải bỏ số tiền lớn hơn để sửa chữa nó. Chưa kể nhà xưởng xuống cấp sẽ thường phát sinh các sự cố về cơ sở vật chất, hàng hóa và con người. Lưu ý là hãy lựa chọn các đơn vị thi công, cải tạo nhà xưởng uy tín để tránh tiền mất tật mang nhé.

>>>> Xem Thêm: 3 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI LỰA CHỌN TÔN LỢP NHÀ XƯỞNG