Nhận diện các loại lãng phí trong sản xuất chế biến thực phẩm

các loại lãng phí trong sản xuất

Các loại lãng phí trong sản xuất chế biến thực phẩm là một trong những mối bận tâm hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Lãng phí trong sản xuất khiến cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, chi phí tăng, doanh thu giảm, làm tiêu tốn rất nhiều của cải tiền bạc của doanh nghiệp. 

Lãng phí trong sản xuất là gì?

các loại lãng phí trong sản xuất

Lãng phí trong sản xuất đề cập tới những gì không mang lại giá trị mà còn làm hao hụt tài nguyên của doanh nghiệp. Nó có thể là các hoạt động, quy trinh, nguyên vật liệu hay nhân sự, trang thiết bị,... dư thừa không cần biết trong quá trình sản xuất. 

Có 2 loại lãng phí trong sản xuất chính:

- Các loại lãng phí cần thiết: Tuy không gia tăng giá trị nhưng không nên loại bỏ ngay lập tức vì chúng cần thiết để hoàn thành công việc một cách chất lượng. Ví dụ như các hoạt động kiểm tra, lập kế hoạch, báo cáo,...

- Các loại lãng phí không cần thiết: Chúng vừa không làm gia tăng giá trị, không cần thiết mà còn tiêu tốn tài nguyên của doanh nghiệp một cách vô ích, cần bị loại bỏ khỏi quy trình ngay lập tức. 

Xem thêm: Nhận diện các loại lãng phí trong sản xuất chế biến thực phẩm

Các loại lãng phí trong sản xuất chế biến thực phẩm

1. Lãng phí trong vận tải

các loại lãng phí trong sản xuất

Vận chuyển là một quy trình quan trọng trong chuỗi cung ứng của quá trình sản xuất cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp. Quy trình vận chuyển cần được lên kế hoạch lộ trình rõ ràng, tính toán tỉ mỉ các yếu tố về thời gian, nhân sự, trang thiết bị hỗ trợ,...để tối ưu chi phí và hạn chế rủi ro ngoài ý muốn. 

2. Lãng phí trong tồn kho

các loại lãng phí trong sản xuất

Tồn kho là một trong những vấn đề đau đầu của nhà quản lý và chủ đầu tư, việc quản lý tồn kho sao cho hiệu quả tránh lãng phí không phải là điều dễ dàng. Hàng tồn kho phải được duy trì ở mức đảm bảo, không thừa không thiếu. Nếu hàng tồn kho vượt ngưỡng quy định sẽ khiến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp bị rối loạn, điển hình là doanh nghiệp khó quay đầu vốn, lại tốn thêm nhiều chi phí phát sinh như lưu trữ & nhân sự để quản lý. Tồn kho lâu ngày khiến chất lượng hàng hóa bị giảm sút, không bán ra được hoặc nếu có bán ra thì lại không đáp ứng được yêu cầu thị trường gây mất uy tín thương hiệu và tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng thời vụ. 

3. Lãng phí trong thao tác

các loại lãng phí trong sản xuất

Ở đây sẽ đề cập tới thao tác thừa của con người hoặc máy móc. Hiện nay đa số các quy trình sản xuất chế biến thực phẩm trong nhà xưởng đều được chuẩn hóa, giúp cho sản lượng thành phẩm được tăng lên mức tối đa. Tuy nhiên, một vài các thao tác phát sinh ra ngoài quy trình chuẩn hóa đó sẽ gây lãng phí, giảm năng suất sản xuất. Thí dụ như các hành động di chuyển của con người hay máy móc khi phải cúi xuống để lấy những vật nặng ở dưới sàn trong khi chúng nên được để ở tầm ngang thắt lưng để rút ngắn thời gian. Hay là việc di chuyển quá nhiều giữa các bộ phận làm việc, di chuyển máy móc quá nhiều từ điểm đầu đến nơi làm việc cũng vậy.  

Tìm hiểu: Nằm lòng 9 cách quản lý kho hàng hiệu quả, khoa học

4. Lãng phí vì chờ đợi 

các loại lãng phí trong sản xuất

Ví dụ điểm hình trong hình thức lãng phí này là người lao động phải đợi những người ở thượng nguồn cung cấp cho họ tài liệu hoặc thông tin mà họ cần để tiến hành công việc của mình. Các hình thức chờ đợi khác có thể liên quan đến các vấn đề như phải tham gia nhiều cuộc họp hơn là hoàn thành công việc chẳng hạn,...

5. Lãng phí do sản xuất dư thừa

các loại lãng phí trong sản xuất

Trong sản xuất chế biến thực phẩm, thông thường sản lượng sẽ được sản xuất dư ra so với yêu cầu thực tế để tránh xảy ra sai sót. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được số lượng thành phẩm cần thiết và có kế hoạch rõ ràng, số lượng thành phẩm thực tế vượt ngưỡng cần thiết sẽ gây ra sự lãng phí.  

6. Lãng phí do thừa quy trình sản xuất

các loại lãng phí trong sản xuất

Lãng phí khi thừa quy trình xảy ra ở những nơi mà chúng ta dùng các kỹ thuật không phù hợp, thiết bị quá khổ, làm việc quá căng, thực hiện các quy trình mà khách hàng không yêu cầu và rất nhiều vấn đề khác. Tất cả những điều này sẽ khiến chúng ta mất thời gian và tài chính. 

7. Lãng phí do hàng lỗi

các loại lãng phí trong sản xuất

Trong sản xuất hàng hóa, dù quy trình có được chuẩn hóa tới đâu, công nghệ có hiện tại như thế nào thì việc xảy ra hàng lỗi là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, cái mình cần quan tâm ở đây là hạn chế tối đa tình trạng phát sinh hàng lỗi với số lượng ít. Trên thực tế thì đã có không ít doanh nghiệp thua lỗ, phá sản ngay sau một đêm chỉ vì hàng lỗi. Có nhiều hình thức hàng lỗi khác nhau như lỗi bao bì mẫu mã, lỗi chất lượng, kích thước khối lượng sản phẩm,... Mỗi một hàng lỗi đều cần phải tái chế hoặc thay mới, nó gây lãng phí nguồn lực và nguyên liệu, nó phát sinh thêm các công việc giấy tờ, và có thể dẫn đến mất khách hàng. Lãng phí do hàng lỗi cần được phòng ngừa ở bất kỳ nơi nào có thể, và tốt nhất là nên phòng ngừa hơn là cố gắng phát hiện ra chúng. 

8. Tài năng không được sử dụng

các loại lãng phí trong sản xuất

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất để phát triển doanh nghiệp. Thật đáng buồn nếu nhân tài không được trọng dụng, không được sử dụng đúng cách, không tạo điều kiện để họ cống hiến đúng điểm mạnh chính là một thách thức tại các công ty trong mọi ngành. 

Lợi ích khi loại bỏ các loại lãng phí trong sản xuất 

các loại lãng phí trong sản xuất

- Lợi ích đầu tiên đó chính là tận dụng tối đa tài nguyên của doanh nghiệp một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tối đa doanh thu, làm cho hiệu quả sản xuất được nâng cao. 

- Giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình sản xuất, giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ từ phía khách hàng. Từ đó, tăng uy tín thương hiệu trong mắt khách hàng. 

- Việc hạn chế các loại lãng phí giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, dễ dàng hơn trong việc tạo lợi thế cạnh tranh về giá. 

- Giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình sản xuất và nâng cao năng lực quản lý. Giúp doanh nghiệp có thể thiết lập được một vị trí vững chắc trên thị trường. 

Xem thêm dự án Kho xưởng cho thuê tại Long Bình - Đồng Nai
Việc loại bỏ được các lãng phí trong sản xuất chế biến thực phẩm là tiền đề cho việc phát triển doanh nghiệp lâu dài. Tuy nhiên để làm được điều đó thì doanh nghiệp phải xác định được loại lãng phí nào đang tồn tại, mức lãng phí ra sao thì mới có thể tìm được giải pháp tối ưu. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp, các chủ đầu tư hiểu hơn về vấn đề này để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.