Khám phá các phương pháp thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu
Với sự phát triển kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa tạo bàn bàn đạp thúc đẩy thị trường xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ. Việc nắm bắt được các phương pháp thanh toán quốc tế giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình giao dịch với khách hàng. Cùng Thuematbang.com.vn tìm hiểu thêm về các phương pháp thanh toán tế trong xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay nhé.
Phương pháp thanh toán quốc tế là gì?
Các phương pháp thanh toán quốc tế là nghĩa vụ chi trả bắt buộc về dòng tiền phát sinh. Dựa trên các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức với nhau hay các cá nhân với tổ chức thậm chí là cá nhân với nước khác.
Đặc điểm của các phương pháp thanh toán quốc tế
- Điểm chung của các phương pháp thanh toán quốc tế đó là đều phải tuân thủ luật pháp trong nước và tập quán quốc tế.
- Được thực hiện phần lớn thông qua hệ thống ngân hàng. Đa số trong thanh toán quốc tế thì người xuất khẩu và người nhập khẩu không được phép tiến hành thanh toán trực tiếp cho nhau, mà theo luật định phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng.
- Trong thanh toán quốc tế, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp mà dùng các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ phiếu và séc thanh toán.
- Vì là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ở trên mỗi quốc gia khác nhau sẽ có ngôn ngữ riêng. Nên khi tham gia mua bán và sử dụng hình thức thanh toán quốc tế diễn ra dễ dàng và thuận tiện thì sẽ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất đó là tiếng anh.
- Nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì sẽ dựa trên luật quốc tế để giải quyết. Luật quốc tế là nền tảng vững chắc để đem lại sự công bằng và là yếu tố đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia giao dịch mua bán khi thanh toán quốc tế khi diễn ra.
Tìm hiểu quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển từ A-Z
Tầm quan trọng của các phương pháp thanh toán quốc tế
1. Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.
2. Đối với các doanh nghiệp: Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
3. Đối với các ngân hàng thương mại: thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.
Các phương pháp thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu
1. Phương pháp thanh toán quốc tế chuyển tiền (Remittance)
Phương pháp thanh toán quốc tế chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó một khách hàng của ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định. Có 2 hình loại chính là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau.
Quy trình thanh toán bằng phương pháp chuyển tiền:
- Nhà nhập khẩu viết giấy yêu cầu chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) gửi đến Ngân hàng bên nhập khẩu, yêu cầu chuyển tiền cho nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng bên nhập khẩu yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu chuyển cho nhà nhập khẩu (người nhận tiền) và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng bên nước xuất khẩu chuyển tiền cho nhà xuất khẩu và gửi giấy báo cho họ.
- Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu theo quy định của hợp đồng.
2. Phương pháp thanh toán quốc tế nhờ thu (Collection of payment)
Phương pháp thanh toán quốc tế nhờ thu là thanh toán sau khi nhà xuất khẩu (XK) gửi hàng cho nhà nhập khẩu (NK) sẽ đồng thời gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền của ngân hàng người nhập khẩu.
Có 2 loại nhờ thu:
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): Nhờ thu phiếu trơn là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người mua, nhưng không kèm theo điều kiện gì cả.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trào toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.
Quy trình thanh toán bằng phương pháp nhờ thu phiếu trơn:
- Bên bán và bên mua thực hiện ký kết hợp đồng ngoại thương.
- Nhà xuất khẩu thực hiện giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu kèm theo chứng từ thương mại.
- Nhà xuất khẩu gửi đơn nhờ thu cùng với chứng từ tài chính cho ngân hàng nhờ thu.
- Ngân hàng nhờ thu gửi lệnh nhờ thu và chứng từ tài chính cho ngân hàng thu hộ.
- Ngân hàng nhờ thu xem xét bộ chứng từ và gửi thông báo nhờ thu cho nhà nhập khẩu.
- Nhà nhập khẩu gửi tiền và bộ chứng từ cho ngân hàng nhờ thu.
- Ngân hàng thu hộ chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu.
- Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền vào tài khoản của nhà xuất khẩu.
Quy trình thanh toán bằng phương pháp nhờ thu chứng từ:
- Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Nhà xuất khẩu giao hàng hóa cho người mua.
- Nhà xuất khẩu điền đơn yêu cầu nhờ thu kèm chứng từ (mẫu của ngân hàng) gửi cùng chứng từ tài chính và chứng từ thương mại, ủy nhiệm cho ngân hàng nhờ thu để thu tiền hàng từ nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ.
- Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình chứng từ cho nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Nhà nhập khẩu thanh toán, ký chấp nhận thanh toán, hoặc ký phát kỳ phiếu/giấy nhận nợ.
- Ngân hàng thu hộ bàn giao chứng từ thương mại cho người mua để người mua đi nhận hàng.
- Ngân hàng thu hộ chuyển tiền thu được cho ngân hàng nhờ thu.
- Ngân hàng nhờ thu ghi có tài khoản cho người bán, hoặc trao trả cho người bán chứng từ tài chính đã được ký chấp nhận thanh toán, hoặc các chứng từ tài chính khác do người mua ký phát.
Đọc thêm bài viết Tổng hợp các loại giấy chứng nhận trong xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp
3. Phương pháp thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Letter of Credit L/C)
Phương pháp thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng được hiểu là văn bản do ngân hàng người mua phát hành cam kết thanh toán cho người bán sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ.
Quy trình thanh toán bằng phương pháp thư tín dụng:
- Người bán dựa trên hợp đồng ngoại thương mở thư tín dụng tại ngân hàng của mình để cho bên người bán hưởng.
- Dựa theo yêu cầu của người hưởng thì ngân hàng người bán phát hành thư tín dụng và chuyển bản chính cho người bán với nội dung để ngân hàng người bán hưởng.
- Ngân hàng đại diện bên người bán xác nhận thư tín dụng gửi lại bản chính cho người bán.
- Căn cứ vào nội dung của thư tín dụng, người bán sẽ giao hàng cho người mua.
- Khi giao hàng bên người bán phải hoàn thiện chứng từ và hối phiếu gửi về ngân hàng đầu để xuất yêu cầu nhận tiền cho bộ chứng từ đó.
- Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục thanh toán.
- Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng phát hành.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng sau khi nhận được bộ các chứng từ từ ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra thấy đạt yêu cầu trong thư tín dụng sẽ tiến hành chuyển tiền cho ngân hàng thông báo.
- Ngân hàng phát hành sẽ báo với người mua biết đã trả tiền cho người bán, đồng thời yêu cầu người mua hoàn tiền cho mình thì mới đưa bộ chứng từ nhập khẩu để làm thủ tục nhập hàng.
4. Phương pháp thanh toán quốc tế ghi sổ (Open account)
Phương pháp thanh toán quốc tế ghi sổ áp dụng khi nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ.
Quy trình thanh toán bằng phương pháp ghi sổ:
- Bên xuất khẩu giao hàng/ dịch vụ và gửi chứng từ cho bên nhập khẩu nhận hàng.
- Bên xuất khẩu ghi nợ vào tài khoản và báo nợ trực tiếp cho bên nhập khẩu.
- Định kỳ thanh toán (tháng, quý hoặc nửa năm) bên nhập khẩu chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán cho bên xuất khẩu hoặc thanh toán bằng séc.
Tham khảo Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bánh kẹo tại việt nam chi tiết nhất 2023
5. Phương pháp thanh toán quốc tế thư ủy thác mua hàng (Authority to Purchase)
Phương pháp thanh toán quốc tế thư ủy thác là thư do ngân hàng nước nhà nhập viết cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Theo yêu cầu của người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người ký phát cho người nhập khẩu.
Có 2 cách để chuyển sang ngân hàng bên nước xuất khẩu:
- Người nhập hàng thông qua ngân hàng của mình để chuyển cọc 100% sang ngân hàng nhà nước xuất khẩu để ngân hàng phát hành A/P.
- Người nhập hàng nhờ ngân hàng mình phát hàng A/P cho ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu hưởng và đặt cọc 100% trị giá của A/P.
6. Phương pháp thanh toán quốc tế bảo lãnh hoặc tín dụng dự phòng
Phương pháp thanh toán quốc tế bảo lãnh hiểu đơn giản là bên thứ ba (người bảo lãnh) đứng ra cam kết với bên có quyền, sẽ thực hiện những nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện đủ hoặc đúng nghĩa vụ.
Phương pháp thanh toán quốc tế thư tín dụng dự phòng là cam kết không hủy giữa chừng, độc lập, bằng văn bản bắt buộc. Trong giai đoạn đó có người phát hành cam kết với người thụ hưởng thanh toán chứng từ xuất trình dựa trên các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng quy tắc đề ra.
Mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số kiến thức về các phương pháp thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay để bạn có thể quyết định lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế phù hợp với doanh nghiệp của mình để kinh doanh bền vững và ngày một phát triển hơn nữa!
Tham khảo thêm về dự án thuê kho xưởng Đồng Nai đẹp nhất của chủ đầu tư A Connection
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư