Cách bố trí xưởng sản xuất thực phẩm đạt chuẩn
Bố trí xưởng sản xuất thực phẩm khoa học giúp doanh nghiệp phát huy tối đa công năng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Vậy phải bố trí như thế nào mới hiệu quả, mới tối ưu? Nếu bạn đang có cùng câu hỏi trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần bố trí xưởng sản xuất thực phẩm khoa học
Ngành thực phẩm luôn đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó việc bố trí và quản lý kho xưởng sản xuất thực phẩm cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Việc bố trí xưởng sản xuất thực phẩm khoa học giúp đơn giản hóa quá trình quản lý kho, đảm bảo nguyên liệu, sản phẩm không sản sinh ra những chất độc hại trong quá trình sản xuất, lưu trữ gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Điều kiện để xưởng sản xuất thực phẩm đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm
- Có đủ diện tích để bố trí các khu vực của dây chuyền sản xuất thực phẩm và thuận tiện cho việc vận chuyển thực phẩm.
- Khu vực sản xuất không bị ngập nước, đọng nước.
- Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
- Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.
Đọc thêm: Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm theo ISO 22000
Cách bố trí xưởng sản xuất thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều 1. Yêu cầu đối với cơ sở
1. Địa điểm, môi trường
- Xưởng sản xuất chế biến thực phẩm cần được đặt ở những khu vực cao ráo, ít trũng, không bị ngập nước. Tránh xa các khu vực ô nhiễm, gần các khu công nghiệp, khu hóa chất, bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
2. Thiết kế, bố trí nhà xưởng:
- Cần bố trí quy trình sản xuất thực phẩm theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng.
- Khi thiết kế không gian, diện tích cần phù hợp với công năng sản xuất thiết kế của cơ sở.
- Phải đảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh khi xây dựng đường nội bộ, cống rãnh thoát nước thải phải được che kín và vệ sinh khai thông thường xuyên.
- Cần tách biệt các khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm với khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến, khu vệ sinh. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, phế thải phải được phân luồng riêng.
3. Kết cấu nhà xưởng
- Cầu thang, bậc thềm phải được làm từ các vật liệu bền, không trơn và được bố trí ở vị trí thích hợp.
- Cửa sổ và cửa ra vào phải làm bằng vật liệu chắc chắn, ít thấm nước, đảm đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập, dễ làm vệ sinh.
- Trần nhà nên để sáng màu, đảm bảo không bị dột, thấm nước, rạn nứt, dính bám các chất bẩn. Đặc biệt là phải dễ chùi rửa, làm vệ sinh.
- Nền nhà phải phẳng, chịu được tải trọng, có độ nhám không gây trơn trượt cho người lao động, không được ứ nước.
- Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đảm bảo không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, tẩy trùng và dễ lau chùi, khử trùng.
4. Hệ thống thông gió
- Hệ thống thông gió cần được thiết kế đảm bảo không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch. Phải đảm bảo thông thoáng cho các khu vực của cơ sở, đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh.
6. Hệ thống cung cấp nước
- Hệ thống cung cấp nước cho nhà xưởng phải đảm bảo cấp đủ nước để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 02:2009/BYT. Nguồn nước phải đảm bảo vệ sinh, phải được kiểm tra chất lượng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần
7. Hơi nước và khí nén
- Nước dùng để sản xuất hơi nước phải có đường ống riêng, màu riêng để dễ phân biệt và không được nối với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm. Hơi nước, khí nén phải đảm bảo sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
5. Hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống chiếu sáng bảo đảm chất lượng theo quy định. Các bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và bảo đảm các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.
9. Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động
- Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất, ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người. Ngoài ra, hệ thống thoát nước phải dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo đảm vệ sinh. Trang bị đủ dung dịch rửa tay, khử khuẩn trong nhà vệ sinh.
10. Nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm
- Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng theo quy định.
- Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm các chất độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm; không bị ô nhiễm bởi các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng theo quy định.
8. Hệ thống xử lý chất thải, rác thải
- Cần trang bị đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải. Dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hiểm phải được thiết kế đặc biệt, dễ phân biệt, khi cần có thể khoá để tránh ô nhiễm.
- Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên và xử lý chất thải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tìm hiểu thêm: Nhận diện các loại lãng phí trong sản xuất chế biến thực phẩm
Điều 2: Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ
1. Phương tiện rửa và khử trùng tay
- Cần trang bị đủ thiết bị rửa tay, khử trùng tay, áo quần bảo hộ, giày dép trước khi vào xưởng sản xuất.
- Nơi rửa tay phải cung cấp đầy đủ nước sạch, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hay máy sấy khô tay.
2. Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm
- Thiết bị dụng cụ sản xuất phải được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại vào thực phẩm, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm. Phải dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng và không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại.
3. Phòng chống côn trùng và động vật gây hại
- Các loại thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, đảm bảo phòng chống hiệu quả côn trùng và động vật gây hại. Tuyệt đối không sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm.
4. Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường
- Đảm bảo có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và phải đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm chủ yếu của thực phẩm. Các loại thiết bị này cần được bảo dưỡng và kiểm định định kỳ theo quy định.
5. Chất tẩy rửa và sát trùng
- Lưu ý không sử dụng các loại chất tẩy rửa, khử trùng rẻ tiền, không rõ nguồn gốc. Chất tẩy rửa, sát trùng cần được đựng trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và không được để trong nơi sản xuất thực phẩm.
Tuân thủ cách bố trí xưởng sản xuất thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp tối ưu hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao uy tín doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và với các đối tác nước ngoài. Tìm hiểu thêm nếu đang cần thuê kho xưởng Đồng Nai nhé!
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư