10 điều cần làm nhất trước khi thuê mặt bằng mở tiệm làm tóc

 

Nếu bạn đang nghĩ đến việc thuê mặt bằng làm tóc, 10 lời khuyên dưới đây sẽ rất quan trọng giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả và đi đến thành công sớm nhất:

 

>>> 8 bước cơ bản cho người muốn tự mở cửa hàng kinh doanh năm 2022

>>> Thuê mặt bằng đẹp gần chợ giá rẻ từ 3-5tr TP Hồ Chí Minh không còn?

 

 

1. Lập kế hoạch kinh doanh

Lên một bản phác thảo khái quát về mục tiêu kinh doanh tiệm tóc của bạn là bước đầu tiên khi bắt đầu bất kỳ công việc kinh doanh nào. Trong đó sẽ có mục tiêu rõ ràng, cách đạt được mục tiêu là gì và những ý tưởng để thành công.

Một kế hoạch kinh doanh tốt là chìa khóa để bắt đầu mở tiệm salon có tiềm năng. Kế hoạch sẽ giúp bạn có một lộ trình rõ ràng để thực hiện theo và các con số cần đạt ở từng giai đoạn, hỗ trợ cân nhắc tài chình trước khi bạn muốn đầu tư bất kỳ hạng mục gì.

Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về thị trường salon tóc hiện có trong khu vực sắp mở bao gồm quy mô, mức độ phát triển và các xu hướng. Điều này sẽ giúp bạn hoạch định chính xác cách bạn sẽ cạnh tranh với đối thủ. Đồng thời, bạn cũng nên có một ý tưởng cụ thể về khách hàng mục tiêu của mình.

 

2. Nghiên cứu luật và các quy định địa phương

Luật pháp và các quy định sẽ khác nhau tùy theo nơi bạn sống và loại hình thẩm mỹ bạn kinh doanh. Ví dụ: một thẩm mỹ viện kinh doanh salon tóc sẽ được yêu cầu các giấy phép kinh doanh khác với một thẩm mỹ viện cung cấp dịch vụ chăm sóc da, spa.

Một số giấy phép bạn có thể cần khi mở tiệm làm tóc:

- Giấu phép salon

- Giấy phép thẩm mỹ

- Giấy phép xây dựng

 

3. Tạo tính nổi bật cho cửa hàng

Bất kỳ cửa hàng kinh doanh ngành nghề gì khi bắt đầu gia nhập vào thị trường sẽ làm tăng đáng kể sự chú ý của khách hàng và truyền thống khi bạn đầu tư tổ chức ngày khai trương mang đậm văn hóa riêng của tiệm.

Hãy suy nghĩ về sự độc đáo cho tiệm tóc của bạn. Nó có thể đến từ các dịch vụ của tiệm, bộ phận nhân viên, sự trải nghiệm tại cửa hàng. Dù sự độc đáo nằm ở đâu, bạn hãy cố gắng biến nó thành tâm điểm giúp khách hàng nhận ra bạn và từ đó phát triển kinh doanh dễ dàng hơn.

Một thị trường ngách mang lại sự an toàn và tạo nhiều cơ hội để cửa hàng hoạt động tốt hơn thông qua sự tương tác chặt chẽ của bạn với khách hàng.

 

4. Tìm kiếm nhà phân phối

Ghế, gương, giường gội, máy sấy, dầu gội, dầu xả, lược… là các sản phẩm phải có trong một tiệm salon tóc và bạn nên liên hệ với đơn vị phân phối sỉ địa phương để có được giá tốt nhất. Hãy hỏi thăm mọi ưu đãi hay khuyến mãi nào từ nhà phân phối sẽ có ích cho bạn sau này.

 

5. Tạo vùng khách hàng trung thành

Là chủ cửa hàng, bạn nên đặt khách hàng và khả năng quay lại của họ lên hàng đầu. Điều này sẽ tạo ra lượng khách hàng trung thành sẽ quay lại với bạn, từ đó sẽ hình thành một cơ sở khách hàng đáng tin cậy.

 

6. Tìm mặt bằng mở tiệm thích hợp

Vị trí cửa hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của tiệm và cũng chiếm chi phí lớn nhất. Tìm thuê mặt bằng mở tiệm tóc cần xem xét qua nhiều yếu tố như dân cư khu vực, đường xá, lượng giao thông… Ngoài ra, bạn phải chắc chắn chọn nơi có khoảng cách đủ xa với các đối thủ cung cấp dịch vụ tương tự tiệm của bạn.

Một mặt bằng có bãi đậu xe rộng rãi cũng rất thuận lợi cho khách hàng ghé đến.

 

7. Thuê nhà thiết kế

Nếu bạn có đủ điều kiện về tài chính, việc thuê một nhà thiết kế tóc có tay nghề có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng khi làm việc với khách và đảm bảo một sự tín nhiệm từ vị trí khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ tại đây khi mới mở cửa hàng.

 

8. Đào tạo nhân viên bài bản

Cửa hàng của bạn chỉ tốt khi mọi nhân viên đều được đào tạo bài bản về ngoại hình lẫn tác phong, tay nghề. Bởi làm đẹp là một ngành công nghiệp cá nhân và điều quan trọng là phải có được đội ngũ nhân viên lành nghề, hiểu biết và thân thiện.

Hãy dành thời gian vào việc đào tạo và tạo động lực cho nhân viên phát triển tay nghề sẽ giúp cửa hàng hoạt động trơn tru và duy trì sự uy tín của bạn hơn. Hãy là một nhà lãnh đạo, đừng là một ông chủ chỉ biết chỉ tay.

 

9. Nghĩ về khách hàng của bạn

Khi bạn bắt đầu kinh doanh, hãy thu nhập mọi phản hồi từ khách hàng khi họ trải nghiệm dịch vụ. Từ đó, vạch ra kế hoạch kinh doanh về những dự định đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng càng nhiều càng tốt, đồng thời cho họ thấy rằng bạn coi trọng và phản hồi mọi ý kiến đóng góp của họ.

 

10. Thiết kế bảng giá phù hợp

Bạn nên cân nhắc thêm các kỹ năng và mức độ đào tạo của bạn cho nhân viên bên cạnh các loại phí khác như mặt bằng, lương nhân viên, trang thiết bị… để xác định mức gia phù hợp, chứ không phải theo giá các đối thu cạnh tranh.