Phòng ngừa rủi ro khi thuê mặt bằng - 5 nguyên tắc khi thuê mặt bằng

Trong cuộc sống hiện nay, thuê mặt bằng là hình thức vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp “tiền mất, tật mang”, khiến nhiều người đi thuê hoang mang, thất vọng. Để tránh điều tồi tệ này xảy ra, hãy nắm ngay 5 nguyên tắc dưới đây để phòng ngừa rủi ro khi thuê mặt bằng nhé!

 

Rủi ro khi thuê mặt bằng

 

Kiểm tra pháp lý của mặt bằng 

Theo Luật Nhà ở 2014, tại điều 91 quy định điều kiện về bất động sản cho thuê phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

- Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật

- Không có tranh chấp về quyền sở hữu

- Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 

Rủi ro khi thuê mặt bằng

 

Bên cho thuê phải đảm bảo an toàn, cung cấp các dịch vụ và điều kiện thiết yếu cho người đi thuê. 

Bên cạnh đó, Điều 119 luật này cũng quy định: người có quyền cho thuê phải là chủ sở hữu hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Đồng thời người đó phải có năng lực hành vi dân sự. Cá nhân hay tổ chức cho thuê là người có chức năng kinh doanh thuê mặt bằng.

Như vậy, để tránh rủi ro khi thuê mặt bằng, bạn nên tìm hiểu kỹ về mặt bằng có đang vướng vấn đề pháp lý nào không? Người đứng tên cho thuê có phải là chủ sở hữu hay người đại diện hợp pháp hay không?

 

>>> Bạn có biết được những rủi ro sẽ gặp phải khi đi thuê mặt bằng kinh doanh - Đừng bỏ qua bài viết sau đây

 

Thỏa thuận giá thuê để tránh rủi ro khi thuê mặt bằng về sau

 

Rủi ro khi thuê mặt bằng

 

Giá thuê không thỏa thuận rõ ràng dễ xảy ra mâu thuẫn 

Một trong những rủi ro khi thuê mặt bằng là chủ cho thuê lợi dụng tăng giá bất hợp lý. Vì vậy, bạn phải đảm bảo chắc chắn giá thuê mặt bằng hàng tháng là bao nhiêu? Cọc trước bao nhiêu tháng?

Đặc biệt, khi tăng giá thì phải báo trước bao nhiêu tháng để tránh tình trạng lúc thỏa thuận thì đưa ra một giá còn khi ghi vào hợp đồng thì lại tăng giá vì nhiều lý do.

 

Chú trọng mức giá thỏa thuận

Bạn phải để ý là giá thỏa thuận đã có bao gồm phí điện nước hay chưa. Đồng thời tiền phí này sẽ trả trực tiếp cho nhân viên thu phí hay phải gửi qua cho chủ cho thuê.

Nếu gửi qua chủ cho thuê thì họ phải có trách nhiệm đóng đầy đủ, tránh làm ảnh hưởng đến người thuê mặt bằng.

Nếu trường hợp người cho thuê không đóng tiền đầy đủ, để xảy ra mất điện nước, ảnh hưởng đến người thuê thì sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ra sao… Tất cả đều phải được thỏa thuận rõ ràng, tránh rủi ro khi thuê mặt bằng

 

Kiểm tra tình trạng mặt bằng khi bàn giao 

 

Rủi ro khi thuê mặt bằng

 

Nhiều người đi thuê thường dễ bị đánh lừa và không để ý vấn đề này trước khi nhận mặt bằng. Đó là tình trạng mặt bằng, hệ thống đường dây điện, hệ thống ống nước, đèn, chất lượng tường, tình trạng cửa…

Nếu chúng không đạt tiêu chuẩn an toàn, bạn phải đề nghị chủ cho thuê tu sửa lại. Qua đó, tránh tình trạng phải bỏ tiền ra “đập đi xây lại” sau khi ký hợp đồng.

Bên cạnh đó, người thuê và chủ cho thuê nên làm một bản trình bày tình trạng mặt bằng khi bàn giao với chữ ký xác nhận của cả hai bên để đính kèm vào hợp đồng. 

 

Cùng Thuematbang tham khảo về 7 KIÊNG KỊ khi thuê mặt bằng kinh doanh nên tránh

 

Lưu ý thời gian thuê và trường hợp đơn phương hủy hợp đồng 

Trong hợp đồng thường sẽ có ngày bắt đầu thuê để người thuê biết được thời điểm cần thanh toán tiền thuê mặt bằng hàng tháng (hoặc 3 tháng/lần).

 

Rủi ro khi thuê mặt bằng

 

Bạn sẽ không biết được tình hình tài chính trong tương lai của mình như thế nào. Vì vậy, hãy hỏi xem thời gian thanh toán tiền thuê mặt bằng có thể “xê dịch” trong vòng mấy ngày? Nếu đóng trễ hơn so với thời gian quy định thì có phải chịu phí phạt gì hay không?

Bạn cũng phải phòng ngừa rủi ro khi thuê mặt bằng: bị lấy lại mặt bằng khi còn thời hạn thuê mà không được bồi thường. Hãy trao đổi kỹ thời hạn thuê mặt bằng và các điều khoản bồi thường cụ thể khi chủ cho thuê đơn phương hủy hợp đồng trước thời hạn.

 

>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cafe 2023: Những điều cần biết trước khi ký kết

 

Xem kỹ hợp đồng thuê mặt bằng

Sau khi người thuê thỏa thuận xong tất tần tật mọi thứ với chủ cho thuê, hai bên sẽ làm hợp đồng thuê mặt bằng. Hãy đọc thật kỹ càng và chi tiết mọi điều khoản trong hợp đồng. Nếu có gì không hiểu hoặc thắc mắc, bạn phải trao đổi lại ngay với chủ cho thuê. Bởi “bút sa gà chết”, hợp đồng đã ký bạn không thể thay đổi được.

 

Rủi ro khi thuê mặt bằng

 

>>> Nếu quý vị đang có nhu cầu thuê hoặc cho thuê mặt bằng quận 5 hãy xem ngay phần sau đây nhé!

 

Để tránh rủi ro khi thuê mặt bằng, bạn nên mang hợp đồng thuê mặt bằng  đi công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền để tăng tính pháp lý của hợp đồng. Như vậy, khi chủ cho thuê cố tình vi phạm hợp đồng bạn mới được chính quyền giải quyết thỏa đáng.

Hi vọng với 5 nguyên tắc khi thuê mặt bằng ở trên sẽ giúp bạn phòng ngừa được rủi ro khi thuê mặt bằng.