Vì Covid, khách thuê nhà thay đổi diện tích thuê ra sao?

 

Phương án giá thuê và thời gian thanh toán tiền thuê cần đưuọc các chủ nhà/ chủ đơn vị cho thuê mặt bằng bán lẻ điểu chỉnh lại ngay lúc này để phù hợp với nhu cầu thuê nhà của khách hàng cũng như tình hình dịch bệnh Covid-19 và những hệ lụy do nó để lại.

 

Vì Covid, khách thuê nhà thay đổi quy mô hoạt động như thế nào

 

Bà Hoàng Nguyệt Minh, giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội có nhận định về sự ảnh hưởng của Covid-19 lên hoạt động thị trường bán lẻ và thương mại điện tử rằng: "Chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi của các nước phát triển trong thời gian vừa qua như nhu cầu thuê mặt bằng sụt giảm do thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến làm ảnh hưởng.

 

Điều tương tự cũng xảy ra ở thị trường Việt Nam, tiêu biểu như sự phát triển của Facebook, Shopee, Grab, Tiki, Lazada, Instagram... giúp tốc độ tiêu thị của các sản phẩm được đẩy nhanh, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội triền miên từ năm 2020 và 2021".

 

Vị chuyên gia này cũng cho biết, trong giani đoạn Qúy 4.2021 đến Qúy 2.2022 nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ sẽ tập trung ở phân khúc trung và cao cấp. Bao gồm:

 

- Nhà hàng: Nhu cầu đặt hàng mang về của người Việt tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với đến ăn tại các nhà hàng cao cấp, bởi sự ưa chuộng trải nghiệm phục vụ tại nơi mình ăn uống...

- Mỹ phẩm: Beauty Box, Sociolla, Nars, MAKE UP FOR EVER,.... là các thương hiệu vẫn còn cần cửa hàng vật lý nhằm quảng bá sản phẩm đến khách hàng và cũng cấp trải nghiệm dùng thử sản phẩm. Nói kênh thương mại điện tử thay thế hoàn toàn các cửa hàng vật lỹ mỹ phẩm là điều vô cùng khó, nó chỉ hỗ trợ tăng mức tiêu chị cho thương hiệu  mà thôi.

- Thời trang: Mô hình cửa hàng truyền thông vấn được các nhãn hiệu thời trang nước ngoài ưa chuộng tại Việt Nam.

- Vui chơi giải trí, sản phẩm cho mẹ và bé.

 

Vì Covid, khách thuê nhà thay đổi quy mô hoạt động như thế nào?

 

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội

 

 

Tại Việt Nam, khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm khi bán hàng trực tuyến vẫn còn nhiều bất cập, còn các cửa hàng vật lý có vị trị tốt vẫn giữ được lợi thế vừa quảng bá sản phẩm vừa cung cấp dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng. Tuy các cửa hàng mặt phố sẽ không bị thay thế hoàn toàn bởi thương mại điện tử nhưng sự giảm bớt về quy mô hoạt động của các nhãn hàng là đang diễn ra.

 

Ví dụ, trong 1 thành phố, các nhãn hàng có thể sẽ giảm quy mô mở rộng chi nhanh từ 20 cửa hàng xuống còn 10 cửa hàng vật lý nhưng vẫn giữ được khả năng tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của chủ nhà cho thuê về việc linh hoạt hơn trong tiến độ thanh toán, đảm bảo giấy phép kinh doanh đăng ký cho mặt bằng, đồng ý các điểu khoản hỗ trợ theo yêu cầu của hãng hàng trong hợp đồng thay vì cứng nhắc như trước.

 

Về nhóm doanh nghiệp F&B, nhà phố và trung tâm thương mại là 2 phân khúc chính mà nhóm khách thuê này sẽ có nhu cầu thuê nhiều nhất. Trong đó, sự ưu ái sẽ dành cho mặt bằng nhà phố tuy giá thuê cao hơn nhưng mức độ tiêu thụ cao hơn.

 

Bởi sự chú trọng đầu tư ngay từ ban đầu của khách hàng F&B là vốn có cho hệ thống bếp, cơ sở trải nghiệm, vật chất, chỗ ngồi... Khi đó, dịch bệnh Covid-19 sẽ khiến điều này trở thành điểm yếu khiến không ít cửa hàng ngừng hoạt động vì ảnh hưởng mặt tài chính.

 

Kể cả cửa hàng nhận được sự hỗ trợ về tiền thuê nhà trong thời gian đóng cửa thì họ vẫn buộc phải ngưng hoạt động hoặc đóng cửa chi nhánh bởi chi  phí hàng hóa, nhân sự, trang thiết bị... quá lớn. Thời gian gần đây, bán hàng điện tử đang được triển khai khá phổ biến như là giải pháp thích nghi với giãn cách xã hội hiện tại, nhưng cửa hàng vẫn không thể duy trì hoạt động do doanh thu hạn chế.

 

Sẽ mất rất nhiều thời gian để các chủ nhà mặt phố và sàn thương mại lấp đầy diện tích trống của các F&B để lại.

 

Phương án giá thuê và thời gian thanh toán tiền thuê cần đưuọc các chủ nhà/ chủ đơn vị cho thuê mặt bằng bán lẻ điểu chỉnh lại ngay lúc này để phù hợp với nhu cầu thuê nhà của khách hàng cũng như tình hình dịch bệnh Covid-19 và những hệ lụy do nó để lại.

 

Đơn cử như thay vì thanh toán 6 tháng/ lần với mặt bằng phố hay 3 tháng/ lần với trung tâm thương mại thì có thể thanh toàn hàng tháng; giám giá thuê 20-30% cho năm đầu và các năm sau giữ nguyên giá ban đầu để hỗ trợ phần nào gánh nặng tài chình cho các đơn vị kinh doanh mới mở cửa. Ngoài ra, phí đỗ xe, biển hiệu quảng cáo cũng có thể được các chủ nhà hỗ trợ cho khách thuê.

 

Sau thời gian này, mặt bằng nhà phố sẽ không được ưa chuộng bằng các sàn tại trung tâm thương mại hay khối đế bán lẻ chung cư bởi tiện ích tổng thể mang lại. Thị trường bán lẻ kỳ vọng trong 1 năm tới sẽ khôi phục sức hút nhờ lượng lớn các thương hiệu F&B nước ngoài gia nhập Việt Nam cũng như ngành bán lẻ, mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng. Tín hiệu này rất lạc quan cho các chủ mặt bằng cho thuê nhưng cũng là sức ép về mặt cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội.

 

Đặc biệt, nhu cầu ăn uống của người dân Hà Nội và TP.HCM vẫn không bị thay đổi bởi dịch bệnh. Tuy sự tối ưu trong giao hàng tận nhà luôn được tối ưu nhưng người dân vẫn ưu tiên ăn uống tại chỗ và họ vẫn muốn ra ngoài ăn sau khi mở cửa.

 

Kinh doanh thành công hay thất bại thời điểm TP. HCM và Hà Nội tự do mở cửa sẽ phụ thuộc vào khả năng kiểm soát tài chính doanh nghiệp cũng như hỗ trợ tiền thuê nhà từ chủ nhà.

 

>>> Tâm lý người mua nhà bị Covid-19 tác động như thế nào?