Tin được không: Bóng ma Covid-19 vực dậy BĐS Việt Nam

 

Chủ tịch BHS Group - Ông Nguyễn Thọ Tuyển đưa ra nhận định trong 6 tháng đầu năm về diễn biến thị trường BĐS. Tưởng chừng bất động sản Việt Nam đang gặp khó khăn kể từ khi bóng ma Covid-19 chưa xuất hiện. Nhưng thật ngạc nhiên, khi dịch bệnh đang dần qua đi, thị trường BĐS lại có những dấu hiệu lạc quan và bừng tỉnh mạnh mẽ.

 

thuematbang.com.vn - Bóng ma covid-19 bất ngờ vực dậy BĐS Việt Nam 2020

Bóng ma covid-19 bất ngờ vực dậy BĐS Việt Nam 2020. Nguồn: Internet

 

Đi tìm nguyên nhân cho sự bừng tỉnh của thị trường BĐS

 

Nguồn cung bất động sản hạn hẹp, giá một số nơi lại tăng cao, BĐS nghỉ dưỡng đổ vỡ cam kết… vô tình khiến thị trường BĐS đi vào ngõ tối. Tưởng chừng Covid xuất hiện sẽ mang đến một trận đại hồng thủy lớn, nhiều chuyên gia dự báo chúng rất có thể sẽ càn quét tàn nhẫn thị trường BĐS. Nhưng kỳ lạ thay, ngay sau lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ, thị trường bất động sản dường như được sống dậy một lần nữa, mọi hoạt động, giao dịch mua bán và cho thuê diễn ra sôi động như từng có một biến cố gì xảy ra. Ông Nguyễn Thọ Tuyển đưa ra 5 suy luận về nguyên nhân khôi phục của thị trường.

 

Khủng hoảng 2011 và Covid-19: Tác động đến kinh tế nhưng mang đến 2 kết cục

 

Nếu như năm 2011, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đưa Việt Nam điêu đứng khi mãi vẫn không thể phục hồi, loay hoay chìm trong lạm phát và thất nghiệp. Lãi suất ngân hàng tăng cao, tiền trong dân khan hiếm, nhu cầu đầu tư BĐS bằng không. Ngoài ra, các dự án phát triển tràn lan không đủ điều kiện, không có những doanh nghiệp BĐS đủ tầm để dẫn dắt, doanh nghiệp Nhà nước quản lý lỏng lẻo, sản phẩm thiếu chất lượng và thiếu tính minh bạch... cũng là các nguyên nhân khiến thị trường BĐS rơi vào tình trạng “ngủ đông”.

 

Ngược lại, trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong khi các nước phát triển “bình chân như vại” thì Việt Nam đã sớm đưa ra các biện pháp phòng chống và ngăn ngừa, kiểm soát dịch tốt. Cùng với đó, kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại cũng đạt được những thành tựu nhất định. Từ 2013-2019, GDP tăng từ 6.8% - 7%, chỉ số lạm phát cũng chỉ rơi vào khoảng 3.5% - 4.5%, hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt, ngành BĐS lại xuất hiện nhiều đại gia bên ngoài có năng lực, bên trong nhiều tiền, uy tín, đủ tâm cũng như đủ tầm dẫn dắt thị trường BĐS đi lên.

 

thuematbang - Tập đoàn nước ngoài dịch chuyển nhà máy sang các khu công nghiệp Việt Nam

Tập đoàn nước ngoài dịch chuyển nhà máy sang các khu công nghiệp Việt Nam. Nguồn: Internet

 

Chủ đầu tư nhạy bén với các dòng sản phẩm mới

 

Bất động sản công nghiệp: Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cùng “chất xúc tác” covid-19 biến Việt Nam trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu cho các tập đoàn, công ty muốn dịch chuyển nhà máy, xí nghiệp. Bởi ai cũng biết, Việt Nam hiện vẫn là nước có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, kho vận cầu cảng thuận lợi. Đây chính là cơ hội lớn để các chủ đầu tư phát triển các mảng liên quan đến BĐS công nghiệp như cho thuê nhà xưởng, kho bãi… xây sẵn và BĐS phụ trợ khu công nghiệp như trường học, nhà ở, khách sạn và các dịch vụ khác.

 

Đô thị nghỉ dưỡng ven đô: Xu hướng nghỉ dưỡng đang dần thay đổi, thay vì nghỉ ngơi dài hạn cùng những chuyến bay mất thì giờ, khách hàng ngày nay mong muốn tìm một không gian nghỉ ngơi ngắn hạn chỉ mất vài tiếng đi xe. Đây là lý do lớn nhất khiến các chủ đầu tư không ngừng rót tiền vào BĐS đô thị nghĩ dưỡng ven đô. Mô hình tài sản này vừa có thể là ngôi nhà thứ 2, vừa là không gian cho thuê theo nhu cầu bất kể khi nào.

 

Nhà ở xã hội: Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển và có mức thu nhập trung bình thấp, khoảng 3000 USD/năm. Do đó nhà ở giá thấp vẫn luôn là nhu cầu được quan tâm rất lớn. Tuy nhiên, loại hình BĐS này không mang lại lớn nhuận “khủng” như các dòng sản phẩm khác trong thị trường, do đó nhiều chủ đầu tư vẫn còn rất e ngại khi quyết định xuống tiền.

 

Thị trường BĐS được dẫn dắt bởi các nhà đâu tư có tâm lẫn có tầm - thuematbang.com.vn

Thị trường BĐS được dẫn dắt bởi các nhà đâu tư có tâm lẫn có tầm. Nguồn: Internet

 

Tháo gỡ pháp lý – thông tin tốt cho thị trường BĐS

 

Pháp lý lỏng lẻo cùng sự đổ vỡ cam kết buộc Nhà nước phải khẩn cấp cấp sổ cho Condotel; Nghị định 25/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật Đấu thầu, Bộ Xây dựng… Gần đây Bộ Tài nguyên Môi trường cũng quyết định rút lệnh cấm phân lô bán nền ở ngoại thành TP HCM và Hà Nội. Đây thực sự là điều kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạng phát triển các loại hình BĐS ở những khu vực này.

 

Việt Nam “sống khép kín” - BĐS trong nước được dịp phát triển

 

Hiện tại tình hình chính trị, kinh tế của các nước đang rất phức tạp. Nhưng ở nước ta, tâm lý của người Việt hầu như không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nhờ Chính phủ kiểm soát dịch bệnh tốt cùng với động thái cố gắng bơm tiền ra thị trường, dự kiến số tiền được bơm lên đến 900 ngàn tỷ, khiến 100 triệu dân Việt Nam dường như đang sống trong một thế giới chỉ có Việt Nam, dùng tiền Việt, xài hàng Việt. Điều này mang đến tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chứng khoán và BĐS trong nước.  

 

Bảo toàn lực lượng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp

 

Thị trường BĐS gần đây xuất hiện hai loại nhà đầu tư: bán chuyên và chuyên nghiệp. Sau tác động của dịch Covid-19, các nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn đang rủng rỉnh tiền sẵn sàng bung hàng và đầu tư thêm nhiều dự án mới. Trong khi đó, các nhà đầu tư bán chuyên lại chật vật với các sản phẩm ít tiềm năng nhưng giá bán cao do không có kinh nghiệm đàu tư. Điều này cho thấy, việc bảo toàn lực lượng các nhà đầu tư chuyên nghiệp – luôn nhắm tới những thị trường/ sản phẩm có tiềm năng lâu dài, có pháp lý minh bạch sẽ giúp thị trường phát triển nhanh chóng.

 

Tóm lại, trong vài năm sắp tới, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ vẫn tồn tại và bùng nổ mạnh mẽ. Thậm chí, hy vọng thị trường sẽ còn xuất hiện những điểm sáng và những thay đổi bản lề để có một giai đoạn 2020-2030 phát triển mạnh mẽ hơn.