7 Điểm Chết Cần Tránh Khi Thuê Mặt Bằng Kinh Doanh F&B
Giá thuê mặt bằng kinh doanh F&B (cafe, nhà hàng, quán ăn,..) luôn cao hơn hẳn so với các loại hình kinh doanh khác. Đặc biệt, ở những thành phố lớn, sầm uất, kinh tế phát triển, giá thuê mặt bằng có thể lên tới 100$/tháng. Bạn có biết lý do là gì không?
Đơn giản là đối với lĩnh vực F&B, mặt bằng là yếu tố then chốt, chiếm 60-70% tỷ lệ thành bại của mô hình kinh doanh. Vì vậy, việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh cho cafe, quán ăn, nhà hàng,..đòi hỏi phải có sự hiểu biết, tỉnh táo và quyết đoán.
Bài viết đề cập đến 7 điểm chết cần tránh khi thuê mặt bằng kinh doanh, hy vọng có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc công việc kinh doanh của mình.
1. Không xác định rõ mục tiêu kinh doanh trước khi thuê mặt bằng
Trước khi xuống tiền, hãy lập cho mình một kế hoạch kinh doanh thật cụ thể: mục đích kinh doanh, loại hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, usp sản phẩm, khách hàng mục tiêu, nguồn vốn đầu tư,..
Sau khi xác định được mô hình kinh doanh và yếu tố ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của bạn hãy bắt đầu tìm kiếm các mặt bằng phù hợp. Công đoạn này đòi hỏi sự hiểu biết, kiên trì và quyết đoán để để giảm bớt rủi ro không đáng có, đặc biệt là trong lĩnh vực F&B đầy cạnh tranh này.
Ví dụ: Mục đích kinh doanh quán ăn, cần chọn mặt bằng ở khu đông dân cư, trường học, gần công ty, khu công nghiệp,... tùy vào đối tượng khách hàng.
Thuê mặt bằng mở quán cà phê thì phải cần mặt tiền rộng có decor, trang trí nổi bật, có chỗ để xe, tiện đi lại,... Bán quần áo thì bạn cần vị trí mặt tiền có thể dễ dàng đi lại, cơ sở vật chất tốt,…
2. Địa điểm thuê mặt bằng không nằm trong phân khúc khách hàng
Nhiều chủ đầu tư mới tham gia trong lĩnh vực F&B hay gặp rắc rối trong việc lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng. Nhiều người cho rằng phải lựa chọn một địa điểm thật đông dân cư, nằm mặt tiền, trên những con đường lớn, ở những khu vực cực kì phát triển thì kinh doanh mới hiệu quả.
Điều này không sai!
Tuy nhiên, họ lại bỏ qua một tiêu chí cực kì quan trọng đó là tính phù hợp.
Tệp khách hàng xung quanh khu vực đó phải phù hợp với phân khúc mà họ hướng tới. Nhiều khi đám đông mà bạn thấy chưa hẳn họ sẽ mua hàng và trở thành khách hàng của bạn.
Ví dụ: Bạn muốn mở một quán ăn hướng tới phân khúc là nhân viên văn phòng, bạn cần thuê mặt bằng ở gần các tòa nhà lớn, các tòa nhà văn phòng, trụ sở của các công ty. Bạn có thể tham khảo các khu vực quận 1, quận 3, tân bình,..bởi đây là các quận trung tâm, có nhiều cao ốc văn phòng, nhiều công ty hoạt động. Tuy là quận trung tâm nhưng giá thuê mặt bằng hiện tại so với các quận khác không có sự chênh lệch quá nhiều.
Tham khảo thêm: Giá thuê mặt bằng quận 1 300 triệu/tháng – Làm sao để thu hồi vốn nhanh chóng
3. Thuê mặt bằng giá rẻ để tiết kiệm chi phí
“Tiền nào của đó”, không phải cứ thuê được mặt bằng giá rẻ là hời. Nhiều mặt bằng cho thuê với giá cực rẻ khiến nhiều người “thấy mà ham”. Họ “xuống tiền” ngay lập tức mà không chần chừ suy nghĩ nhiều. Nhưng thử nghĩ mà xem, thuê căn nhà 30 triệu/tháng mà phải đầu tư vào 150 triệu thì khác gì thuê 40 triệu/tháng. Đã vậy còn mất thêm thời gian, công sức để đầu tư xây dựng, thêm nữa trong thời gian đó vẫn phải tính tiền thuê nhà.
Hoặc nhiều người lựa chọn mặt bằng trước đây đã từng kinh doanh quán cafe, nhà hàng và cho rằng nếu đầu tư sẽ tiết kiệm chi phí kha khá mà không nhìn nhận được những rủi ro tiềm ẩn. Chẳng hạn như, địa điểm quán ở trên lầu, không phải dưới đất hay quán nằm trong hẻm nhỏ, nằm ở vị trí khuất, khó tìm đường; địa điểm nằm xa khu vực trung tâm,… nhưng vì ham rẻ nên cố “nhắm mắt cho qua”. Chính điều này sẽ khiến bạn phải trả giá về sau.
4. Không quan tâm đối thủ cạnh tranh
Bạn cần khảo sát khu vực xung quanh, đối với mô hình mình đang kinh doanh ở vị trí mình dự tính thuê mặt bằng có những đối thủ cạnh tranh nào. Từ đó có phương án tối ưu cho hoạt động kinh doanh của mình
5. Quá tin tưởng vào bên cho thuê
Thông thường khi muốn thuê mặt bằng kinh doanh, các chủ đầu tư hay tìm gặp các đơn vị đối tác là người bản địa hoặc các công ty bất động sản để tìm kiếm mặt bằng. Tuy nhiên, không phải đối tác nào cũng có khả năng tìm ra những mặt bằng phù hợp với tiêu chí của bạn. Hãy cẩn thận xác thực lại độ uy tín của họ và thông tin mà họ cung cấp để tránh mất tiền oan nhé.
6. Không chuẩn bị đầy đủ giấy phép kinh doanh
Để tránh những vi phạm không đáng có sau khi sử dụng mặt bằng kinh doanh như lấn chiếm lòng lề đường, sử dụng các banner quảng cáo,… bạn có thể xin cấp phép một số loại giấy tờ như “giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè”,…
7. Không xem kỹ hợp đồng thuê mặt bằng trước khi ký
Hợp đồng thuê mặt bằng là văn bản pháp lý quy định các điều khoản ràng buộc trách nhiệm giữa bạn và người cho thuê, cũng như những quyền lợi mà mỗi bên. Khi soạn thảo hợp đồng bạn cần soạn càng chi tiết càng tốt, trong đó những điều khoản cần làm rõ như: Thời gian thuê là bao lâu, diện tích mặt bằng là bao nhiêu, giá thuê mặt bằng bao lâu sẽ được tăng, nếu tăng thì sẽ tăng bao nhiêu phần trăm, nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì sẽ bồi thường bao nhiêu,…
Khi ký kết hợp đồng, bạn cần đọc kỹ các thông tin trong đó để tránh rủi ro về sau.
Để chọn được một mặt bằng kinh doanh F&B không hề đơn giản, nó đòi hỏi các chủ đầu tư cần có sự hiểu biết, sự nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Mục tiêu cuối cùng không phải là tìm được một mặt bằng đẹp nhất, đắt nhất mà là một mặt bằng phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của bạn. Vì thế, hãy tận dụng các mối quan hệ và sự hiểu biết của mình để tìm hiểu thật kỹ thị trường, địa điểm kinh doanh trước khi đưa ra quyết định “rút ví“
Cuối cùng, chúc các chủ đầu tư đang và sắp có ý định kinh doanh trong lĩnh vực F&B nhanh chóng tìm được mặt bằng kinh doanh phù hợp với nhu cầu của bạn.
Tham khảo thêm: Thủ tục pháp lý cần thiết khi thuê mặt bằng
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư
- Tìm hiểu tổng quan về khu công nghiệp Quang Minh