Bất động sản Tây Bắc TP.HCM “lao đao” vì giao thông tắc nghẽn

 

Là vị trí có vai trò cửa ngõ quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh như Long An, Tây Ninh, … khu Tây Bắc sở hữu quỹ đất khá rộng nhưng hiện vẫn khó có được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư bất động sản lớn bởi giao thông luôn tắc nghẽn.

 

Có thể bạn quan tâm: 4 xu hướng thịnh hành năm 2020 của thị trường bất động sản

 

Là khu vực trung tâm quan trọng về giáo dục, công nghệ, du lịch

 

Thuộc diện quy hoạch vùng của Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng năm 2030 tầm nhìn 2050, Khu Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh bao gồm các quận 12, quận Tân Bình, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và một phần huyện Đức Hòa (Long An). Hơn hết, đây sẽ là khu vực khu đô thị, khu trung tâm công nghệ cao, giáo dục và khu du lịch cho người dân.

 

Trong 10 năm trở lại đây, khi dòng vốn đổ ra các thị trường vùng ven TP. Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…  bên cạnh các hoạt động đầu tư bất động sản tại các khu vực thành phố ngày càng sôi động thì các dự án bất động sản ở khu Tây Bắc thành phố vẫn khan hiếm.

 

Bất động sản Tây Bắc TP.HCM “lao đao” vì giao thông tắc nghẽn

 

Trong giai đoạn 2015, một số dự án chung cư, nhà phố, đất nền mới chỉ được xuất hiện tại khu Tây Bắc thành phố và tập trung chủ yếu ở khu vực quận 12; trong khi đó, bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển rất mạnh mẽ. Dự án Senturia Vườn Lài của chủ đầu tư Tiến Phước là một trong những dự án được đầu tư mới nhất tại đây với quy mô 9,8ha tọa lạc tại phường An Phú Đông, quận 12.

 

Bất động sản Tây Bắc TP.HCM “lao đao” vì giao thông tắc nghẽn

 

Khu biệt thự cao cấp này hiện nay vẫn không có nhiều cư dân sinh sống mặc dù từ khoảng đầu năm 2019 đã được đưa vào sử dụng. Một căn biệt thự song lập diện tích 200m2 tại đây có giá bán dao động từ 16 đến 20 tỷ đồng/ căn.

 

Bên cạnh đó là sự góp mặt của dự án Khu đô thị Hà Đô Thới An của chủ đầu tư Hà Đô với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng tọa lạc tại phường Thới An, Quận 12. Dự án bao gồm 124 biệt thự, nhà phố và 1 block chung cư cao 15 tầng trên quỹ đất có quy mô 5,7ha.

 

Từ cuối năm 2018, cư dân đã được chủ đầu tư bàn giao cho các căn hộ nhưng đầu tư giao thông dẫn vào vẫn chưa được tương xứng, còn nhiều đoạn đường đất. Lượng dân cư trong khu vực chưa được đông đúc, các tiệc ích dân sinh xung quanh còn vắng bóng. Dao động trong khoảng 28 – 30 triệu đồng/ m2 là mức giá giao dịch của dự án này.

 

Hàng loạt dự án “chưa đâu vào đâu” vẫn tồn tại trong khu vực

 

Công ty CP XD & TM Sài Gòn 9 sở hữu một dự án nhà phố tại Thới An, với tổng quỹ đất 3,1ha đã hoàn thiện gaio thông nội khu. Tuy nhiên hiện nay dự án vẫn chưa có dấu hiệu xây dựng phần nhà phố dù giao nhà dự kiến vào quý III/ 2020. Đường vào dự án nằm gần quốc lộ 1A nhưng lại được đầu tư thiếu đồng bộ.

 

Bất động sản Tây Bắc TP.HCM “lao đao” vì giao thông tắc nghẽn

 

Dự án căn hộ Picity High Park là một trong những dự án bất động sản mới nhất khu vực này do chủ đầu tư Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Gia cư tạo lạc tại phường Thạnh Xuân, quận 12. Tuy nhiên, hiện trạng cho thấy dự án chỉ dừng lại ở mức hoàn thiện trục đường chính và giao thông nội khu bởi nhiều vấn đề trong công tác hoàn thiện pháp lý và chưa có dấu hiệu đào móng.

 

Với giá bán dự kiến dao động vào khoảng 30 – 35 triệu đồng/ m2, mức giá của dự án này còn khá cao so với mặt bằng chung của khu vực. Bên cạnh đó, ở phân khúc đất nền ở đây giá vẫn dao động ở mức 10 – 18 triệu đồng/ m2 trong khi tại các khu vực như quận Thủ Đức, quận 9 đã neo ở mức 50 – 60 triệu đồng/ m2.

 

Bất động sản Tây Bắc TP.HCM “lao đao” vì giao thông tắc nghẽn

 

Những bài học của các chủ dầu tư đi trước tại khu vực có quỹ đất lớn cùng giá tương đối thấp ở TP. Hồ Chí Minh này đã khiến các doanh nghiệp địa ốc chùn tay bởi sự hạn chế về hạ tầng giao thông kết nối trong đầu tư phát triển dự án tại khu vực này.

 

Nhức đầu với vấn nạn ùn tắc, ứ đọng của giao thông Tây Bắc TP

 

Hiện nay, tuyến đường Trường Chinh, nối Quốc lộ 22 và đường Cộng Hòa là tuyến được lưu thông độc đạo duy nhất đi vào trung tâm thành phố từ khu Tây Bắc. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, đây là một trong những điểm đen về tai nạn và ùn tắc giao thông cao nhất thành phố.

 

Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đầu tư 514 tỷ đồng để khắc phục phần nào sức ép về giao thông đối với dự án xây dựng hầm chui nút giao thông An Sương. Hầm chui bao gồm 2 nhánh, nhánh N1 từ huyện Củ Chi vào khu trung tâm TP và nhánh N2 theo hướng ngược lại.

 

Trong tháng 7 tới đây, nhánh N2 của hầm chui An Sương được kỳ vọng thông xe sau nhiều năm chậm tiến độ, giải quyết vấn đề kẹt xe và tai nạn khi tạo thành nút giao thông ba tầng ở cửa ngõ phía Tây Bắc TP.

 

nhánh N2 của hầm chui An Sương

 

Vào những giờ cao điểm, tình trạng kẹt cứng các phương tiện từ xe máy, xe hơi đến xe buýt luôn xảy ra tại khu vực đường Trường Chinh nối từ trung tâm về quận 12. Trên Quốc lộ 1A cũng thường xuyên xảy ra ùn ứ xe tải, container kéo dài hàng km đoạn từ cầu vượt An Sương đến nút giao Nguyễn Văn Qúa.

 

Bất động sản Tây Bắc TP.HCM “lao đao” vì giao thông tắc nghẽn

 

Dự án đường Song hành Quốc lộ 22 chính là án được đầu tư để hạn chế ùn tắc giao thông giờ cao điểm cũng như điều tiết lượng giao thông cho quốc lộ 22. Tuy có chiều dài hơn 19km nhưng đường Song Hành chỉ rộng 7m, hiệu quả không nhiều trong giảm tải cho Quốc lộ 22.

 

Trong tương lai, với tổng vốn đầu tư 10.688 tỷ động cùng chiều dài 53,5km, dự án Cao tốc TP. HCM  - Mộc Bài được kỳ vọng tạo điều kiện cho phát triển khu vực và là cú hích lớn về giao thông cho khu vực cửa ngõ Tây Bắc. Cùng với đó, một trong những trục nối quan trọng của khu Tây Bắc là dự án mở rộng đường Tô Ký cũng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của quận Bình Chánh, quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi.

 

Chỉ cách trung tâm thành phố chừng 30km nhưng khu Tây Bắc chưa thật sự phát triển tương xứng về tốc độ do những hạn chế lớn về giao thông. Bên cạnh đó cần phải đầu tư – cải thiện mới hạ tầng dân cư để có thể rút ngắn khoảng cách với các khu vực khác của Thành phố Hồ Chí Minh.