Mở quán ăn có cần giấy phép không? Thủ tục pháp lý khi mở quán ăn cần biết

Mở quán ăn có cần giấy phép không

Ông bà ta có câu “con đường ngắn nhất chạm đến trái tim là đi qua chiếc dạ dày”, cũng chính vì thế mà dịch vụ kinh doanh ăn uống luôn là mảnh đất màu mỡ để đầu tư khởi nghiệp. Trong đó, kinh doanh quán ăn là một trong những hình thức được nhiều cá nhân và hộ gia đình lựa chọn. Vậy mở quán ăn có cần giấy phép không? Thủ tục pháp lý khi mở quán ăn là gì? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé! 

Mở quán ăn có cần giấy phép không?

Mở quán ăn có cần giấy phép không

Mở quán ăn có cần giấy phép kinh doanh không chắc hẳn là mối bận tâm của rất nhiều người khi tìm hiểu về mô hình kinh doanh này đúng không nào?

Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần dựa trên những cơ sở pháp lý theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. 

Theo Khoản 2 điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:

“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Như vậy, trong các trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, thu nhập thấp không cần đăng ký kinh doanh lại không có hình thức kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Trong khi đó, mở quán ăn là loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Pháp luật. Vậy mở quán ăn nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không thì câu trả lời là có!

Tìm hiểu thêm: Mở nhà hàng cần giấy phép gì? Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng

Điều kiện để được mở quán ăn?

Mở quán ăn có cần giấy phép không

Như đã đề cập ở mục trên, nếu muốn mở quán ăn quy mô vừa và nhỏ thì nên đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh cá thể. Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì cá nhân, hoặc một nhóm người cần thỏa mãn điều kiện theo quy định tại điều 66 của Nghị định 78/2015 như sau: 

- Cá nhân, nhóm người là công dân Việt Nam muốn mở quán ăn phải đủ từ 18 tuổi trở lên và đủ năng lực hành vi nhân sự theo quy định của pháp luật.

- Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được thực hiện đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.

- Tổ chức kinh doanh hoạt động sản xuất một cách thường xuyên, có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký hộ kinh doanh.

- Cá nhân thành lập, tham gia góp không được đồng thời là chủ của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp doanh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Mở quán ăn cần những giấy tờ gì?

Mở quán ăn có cần giấy phép không

Đối với hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho quán ăn cần bao gồm những nội dung sau:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (tham khảo biểu mẫu trong phục lục III - 1 trong Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh).

- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê địa điểm đăng ký hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình nếu các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).

Thủ tục đăng ký xin giấy phép kinh doanh mở quán ăn 

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình muốn xin giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi mở quán ăn cần gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt quán ăn để xác nhận, cụ thể sẽ trải qua các bước sau: 

Mở quán ăn có cần giấy phép không

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (tham khảo biểu mẫu trong phục lục III - 1 trong Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh).

- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê địa điểm đăng ký hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình nếu các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).

Bước 2. Nộp hồ sơ

Hiện tại có 02 cách thức để nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi mở quán ăn, cụ thể:

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch.

- Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 3. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Người tiếp nhận tại địa điểm nộp hồ sơ cần trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. 

- Nếu hồ sơ hợp lệ, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người thành lập hộ kinh doanh sẽ được cấp

- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch sẽ thông báo cho người nộp hồ sơ thông tin sửa đổi, bổ sung.

Bạn có biết: Cho thuê mặt bằng có cần đăng ký kinh doanh không?

Bước 4. Nhận kết quả trả về

Thông thường, sau 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Nếu không nhận được thông báo hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì họ có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. 

Một số câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép mở quán ăn

Mở quán ăn có cần giấy phép không

1, Mở quán ăn cần có những giấy tờ gì?

Ngoài giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khi mở quán ăn cần đăng ký xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo Điều 34 Luật an toàn thực phẩm năm 2010. Ngoài ra, một số giấy tờ khác cần có như: 

- Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (Dành cho những quán ăn có bán rượu)

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy

2, Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khi mở quán ăn

Hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định.

- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cơ sở do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.

- Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cơ sở.

- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

3. Xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xin ở cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn, nhà hàng, quán cafe, bếp ăn tập thể là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Sở y tế tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

4. Các loại thuế phải nộp khi mở quán ăn

Thuế môn bài

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức lệ phí môn bài đi đăng ký mở quán ăn được quy định theo doanh thu như sau:

- Miễn phí thuế môn bài nếu doanh thu hằng năm dưới 100 triệu.

- Phí 300.000 đồng/năm nếu doanh hằng năm trên 100 triệu - 300 triệu.

-  Phí 500.000 đồng/năm nếu doanh hằng năm 300 triệu - 500 triệu.

- Phí 1000.000 đồng/năm nếu doanh hằng năm trên 500 triệu.

Thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC. Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

Lưu ý: Đối với những quán kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu/1 năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Đọc thêm bài viết: Hé lộ những góc khuất trong khởi nghiệp kinh doanh ăn uống không phải ai cũng biết
Như vậy “mở quán ăn có cần giấy phép không?” thì câu trả lời sẽ là có nhé. Mong rằng bài viết mà Thuematbang.com.vn vừa mới chia sẻ cho bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giấy phép kinh doanh và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở quán ăn. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết, chúc bạn kinh doanh thành công!