Tổng hợp các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp mới nhất

các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp mới

 

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải thực hiện những nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Sau đây, Thuematbang.com.vn sẽ cung cấp cho bạn những quy định về các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp mới nhất hiện nay. 

Thuế doanh nghiệp là gì?

các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

Thuế doanh nghiệp là khoản tiền mà các cá nhân/tổ chức có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Bất kể doanh nghiệp nào thành lập, hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 

Tại sao phải nộp thuế khi thành lập doanh nghiệp?

Tại sao phải nộp thuế khi thành lập doanh nghiệp? Để trả lời câu hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu 4 vai trò quan trọng của thuế doanh nghiệp dưới đây: 

 

các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

1. Thuế doanh nghiệp là nguồn thu của ngân sách nhà nước

Có bao giờ bạn tự hỏi, nhà nước lấy ngân sách đâu để vận hành, để đầu tư phát triển đất nước chưa? Thuế doanh nghiệp nói riêng và thuế nói chung là nguồn thu nội bộ không thể thiếu đóng góp vào ngân sách nhà nước. Gọi là nguồn thu nội bộ vì ngoài thuế ra, nhà nước còn rất nhiều nguồn thu khác phục vụ cho mục đích chi tiêu như vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia,.... Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. 

2. Thuế doanh nghiệp giúp điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Thuế doanh nghiệp không chỉ nhằm mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà qua nguồn thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

3. Thuế doanh nghiệp phản ánh tình hình kinh doanh của công ty

Doanh nghiệp nộp thuế dựa vào thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì thu nhập mới cao, thuế phải nộp mới nhiều. Vì thế, căn cứ vào số thuế phải nộp của doanh nghiệp, so sánh với số phải nộp của các doanh nghiệp cùng ngành có thể đánh giá khái quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. 

4. Thuế doanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, thu nhập của cá nhân/tổ chức phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ,...). Cho nên việc xảy ra sự phân hóa giàu nghèo là điều không tránh khỏi, việc thu thuế doanh nghiệp sẽ giúp giảm bớt khoảng cách này, phù hợp với định hướng của chính phủ. Doanh nghiệp có thu nhập cao thì phải nộp thuế cao, doanh nghiệp có thu nhập thấp thì nộp thuế thấp, doanh nghiệp khó khăn thì có biện pháp hỗ trợ. 

Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp (cập nhật năm 2024)

1. Thuế môn bài

các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

 

Thuế môn bài là loại thuế cố định doanh nghiệp bắt buộc phải đóng hàng năm và được căn cứ theo mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp.

- Thời hạn nộp thuế môn bài: Doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.

- Đối tượng phải đóng thuế môn bài: Công ty, doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp (bao gồm: chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) đang hoạt động và không thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài.

- Mức đóng thuế môn bài: Được quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:

+ Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì thuế môn bài 3.000.000đ/năm.

+ Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống thì thuế môn bài 2.000.000đ/năm.

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì thuế môn bài 1.000.000đ/năm.

 

- Đối tượng được miễn thuế môn bài:

+ Doanh nghiệp thành lập sau ngày 25/02/2020 được miễn thuế môn bài năm đầu thành lập.

Lưu ý: Doanh nghiệp đang trong thời gian được miễn thuế môn bài. Nếu có thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên.

+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển từ hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

2. Thuế giá trị gia tăng

các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

 

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong sản xuất, lưu thông. 

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng

+ Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau với Kê khai thuế GTGT theo tháng

+ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý sau  Kê khai thuế GTGT theo quý

- Đối tượng phải đóng thuế GTGT: người tiêu dùng là đối tượng phải chi trả thuế GTGT, nhưng đối tượng trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh. 

 

- Các phương pháp tính thuế GTGT:

+ Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa/dịch vụ chịu thuế bán ra X Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ đó.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT của doanh nghiệp.

+ Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Doanh nghiệp có 2 cách để kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. 

Cách 1: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * Tỷ lệ %

Cách 2: Kê khai theo phương pháp giá trị gia tăng

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị tăng thêm * Thuế suất

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 

các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ những khoản chi phí để tạo ra thu nhập. Doanh nghiệp có thu nhập cao thì nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì mới phải nộp thuế nhé! 

- Đối tượng phải nộp thuế TNDN: Tất cả doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phát sinh lãi.

 

- Cách tính thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất

Trong đó:

+ Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết quyển theo quy định.

+ Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

4. Thuế thu nhập cá nhân

các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

Thuế TNCN là khoản thuế doanh nghiệp sẽ nộp thay cho cá nhân, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm. 

- Cách tính thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất 

Trong đó:

+ Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ.

+ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập được công ty chi trả - Các khoản được miễn thuế.

5. Các loại thuế khác phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

Ngoài thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân thì có thể phát sinh thêm một số loại thuế sau: 

- Thuế sử dụng đất: doanh nghiệp có tài sản là đất ở, nhà ở, đất công trình xây dựng thì phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước theo quy định của Luật Đất Đai.

- Thuế nhà thầu: thuế thu từ các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài khi sản xuất khai thác tại Việt Nam. 

- Thuế bảo vệ môi trường: thuế đánh vào các doanh nghiệp kinh doanh tác động xấu đến môi trường.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: thuế đánh vào một số hàng hóa đặc biệt, mang tính chất xa xỉ do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ.

- Thuế xuất nhập khẩu: thuế đánh vào những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Thuế tài nguyên: thuế áp dụng cho thu nhập doanh nghiệp nhận được từ các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.


Như vậy, bài viết trên của Thuematbang.com.vn đã cung cấp cho bạn đầy đủ, chi tiết về thông tin các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp cần biết. Mong có thể giúp bạn ít nhiều trong quá trình thành lập doanh nghiệp nhé!