Cho thuê nhà ở nhưng không có sổ đỏ thì được cho phép không?
"Tôi muốn cho thuê lại căn nhà đang ở nhưng không có sổ đỏ thì có được không? Khi cho thuê nhà cần phải đáp ứng những điều kiện gì để được phép cho thuê theo đúng quy định pháp luật?..." là thắc mắc của hầu hết người muốn cho thuê nhà ở.
Sổ đỏ là gì? Có được phép cho thuê nhà không có sổ đỏ?
Hay còn được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với gam màu đỏ đậm chủ đạo của loại giấy này. Sổ đỏ được cấp theo quy định tại Nghị định số 60-CP của Chính phủ cho khu vực nông thôn (ngoài đô thị) cũng như Thông tu số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính.
Theo đó, các loại đất được cấp sổ đổ bao gồm đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nhà ở ở khu vực nông thôn. Đơn vị được phép cấp sổ đỏ sẽ là UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho.
Những hộ gia đình thường gắn với đất nông nghiệp hoặc đất lâm nghiệp cũng sẽ được cấp sổ đỏ... Vì thế, bất kỳ giao dịch nào xảy ra liên quan đến quyền sở hữu đất đều cần phải được tất cả thành viên đủ 18 tuổi có tên trong hộ khẩu ký tên xác nhận.
Điều kiện khi giao dịch cho thuê nhà ở
Nhà ở và đất đai là 2 loại hình phải thực hiện đăng ký quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng. Theo đó, các giao dịch về đất đai, nhà ở phải tuân theo các quy định về Luật đất đai và Luật nhà ở và đầy đủ 2 loại giấy tờ chình là giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu.
Luật Nhà ở quy định cụ thể khi tham gia giao dịch nhà ở như sau:
Điều 118: Điều kiện của nhà ở và tham gia giao dịch
Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Trường hợp giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng nhận bao gồm:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;…
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ: nhà ở khi cho thuê không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận nhưng phải có những giấy tờ thay thế. cụ thể:
Khoản 9 Điều 72 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh điều kiện cho thuê khi không có Giấy chứng nhận như sau:
“Trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (trừ trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước) thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc có Giấy phép xây dựng hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về đất đai nếu là đầu tư xây dựng nhà ở”
- Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng cho thuê chuẩn mới nhất năm 2024
- Những điều cần biết về hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
- Sang nhượng mặt bằng cho thuê cần những thủ tục gì?
- Vấn đề cần lưu tâm khi chuyển nhượng nhà xưởng trên đất thuê
- Có được cho thuê nhà xưởng dư thừa không? Lưu ý khi cho thuê lại kho xưởng