Vốn xây dựng “Thành phố Thủ Đức trong tương lai” lấy từ đâu?

 

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng đã đồng ý ủng hộ thành lập Thành phố Thủ Đức với sự sát nhập từ 3 quận: Thủ Đức, quận 2 và quận 9. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, việc thành lập phát triển Thành phố Thủ Đức với thách thức lớn nhất đang đối mặt hiện tại chính là nguồn tài chính, cũng như sự thay đổi về giá trị BĐS khu vực ở hầu hết phân khúc từ mua bán đất đến cho thuê nhà ở, dịch vụ cho thuê văn phòng

 

Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn thành phố

 

Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra khẳng định tại Hội nghị lần thứ 43, ban chấp hành Đảng bộ TP. HCM khóa X diễn ra trong ngày 24-7-2020 về việc yêu cầu một khu vực tăng trưởng mới thông qua đề xuất sát nhập 3 quận như trên thành một thành phố mang tên “Thành phố Thủ Đức” trực thuộc TP. HCM.

 

Qua đó thấy được sự đảm bảo tương tác và tận dụng tối đa lợi thế vùng từ việc hình thành một đơn vị hành chính quy mô, thống nhất như vậy; ngoài ra còn tạo động lực phát triển kinh tế cho cả nước nói chung và cho TP. HCM nói riêng.

 

Mô hình “Thành phố trong Thành phố”

 

Mô hình “Thành phố trong Thành phố”

 

 

Dự kiến, Thành phố Thủ Đức sẽ có quy mô 21.000 ha với hơn 1 triệu dân, tức chiếm khoảng 1/10 dân số toàn TP. HCM cũng như diện tích. Đây sẽ là mô hình đầy kỳ vọng cho “giấc mơ” chuyển đổi cơ cấu kinh tế của TP. HCM theo hướng sáng tạo, tri thức, công nghệ, đổi mới…. mà TP gần 20 năm qua chưa thực hiện được.

 

Tuy nhiên, hiện tại trước mắt đề xuất này đang phải đối mặt với 3 vấn đề đáng lo ngại mà chính GS. Trần Ngọc Thơ – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia đã đề cập tới:

 

Thứ nhất, hành vi của con người sau đại dịch Covid-19 có thể sẽ thay đổi vĩnh viễ., cũng như các tập đoàn tài chính, các tập đoàn đa quốc gia. Vì vậy dự án này nếu không tính đến thì sẽ rất dễ mắc sai lầm.

 

Một chứng minh thực tế mà ông Thơ dẫn chứng cho việc này đó là Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có trung tâm tài chính quốc tế Dubai hiện đang gặp phải tình trạng vắng khách trầm trọng và có nguy cơ phá sản; mặc dù trung tâm này từng được xây dựng trên nền tảng các khách sạn 5 – 6 sao, các nhà hàng cao cấp, cửa hàng siêu thị bán lẻ khổng lồ…

 

Vấn đề thứ hai là vốn đầu tư TP. HCM lấy từ đâu? Thứ ba là nguồn vốn phải được tự do hóa khi chảy ra chảy vào các trung tâm này; đặt ra câu hỏi phải chuyển đổi tự do thế nào, đánh thuế ra sao, được bảo mật, quản lý bằng cách nào.

 

Về việc lấy vốn từ đâu để đầu tư, ông Thơ cho rằng có luồng thông tin đề cập đến quỹ đất nhưng nó là hữu hạn. Do đó, cần có môi trường và thể chế pháp lý hút đầu tư để có được dòng tiền vô hạn, từ đó tạo khu kinh tế đặc biệt là để dòng vốn nước ngoài tự do chuyển ra chuyển vào, chế độ visa hợp lý để thu hút 8 triệu người đến sinh sống và làm việc nhanh nhất…

 

Đề án quy hoạch Khu đô thị sáng tạo phía Đông của đơn vị Sasaki Associates

 

Đề án quy hoạch Khu đô thị sáng tạo phía Đông của đơn vị Sasaki Associates, Inc đoạt giải nhất

từ UBND TP. HCM

 

Vốn xây dựng mô hình "Thành phố trong thành phố" từ đâu?

 

Theo TS. Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng thành phố cho rằng, đô thị trong nguyên lý đô thị là được sinh ra từ đất, tức là cơ sở hạ tầng được phát triển dần sau khi khai thác quỹ đất. Tuy nhiên, tình trạng đầu cơ dần xuất hiện ở đất đai khu vực này, do đó nên tạm khoan phung phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng của thành phố đó và trên từng m2 đất phải có nghĩa vụ đóng góp cho xây dựng chứ không phải nhà nước tự bỏ ra hết.

 

Với góc nhìn từ một chuyên gia tư vấn về hạ tầng năng lượng khai thác, luật sư Nguyễn Thanh Hải đã có nhận xét về nguồn vốn cho hạ tầng thiết lập thành phố mới rằng, việc thông qua Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 (Luật PPP) sẽ cho phép một số dự án được đầu tư dưới dạng PPP cho các cơ sở hạ tầng nhất định về điện, cấp nước, xử lý chất thải, nước thải, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (quy mô vốn đầu tư nhất định) dựa trên thỏa thuận nhượng quyền với các cơ quan nhà nước có liên quan.

 

vốn xây dựng thành phố thủ đức từ đâu

 

 

Việt Nam hiện nay có tổng số dự án PPP đã ký kết hợp đồng PPP là 336 dự án theo quy tắc PPP/BOT trước đây, nhưng các dự án truyền thống lại chiếm đầu tư đa số, chẳng hạn như trong lĩnh vực giao thông chiếm 65,47% tương đương tổng số 220 dự án.

 

Tuy nhiên, nếu các dự án nằm trong khu vực công nghệ mới và phát triển đô thị thông minh được đầu tư theo hình thức PPP, khả năng ngân hàng và đầu tư của dự án sẽ cần đòi hỏi sự minh bạch rõ ràng và cải thiện hơn các quy tắc của PPP và phải được cấu trúc đúng cho dự án.

 

Luật sư Hải cũng cho biết: “Một trong những nhiệm cụ trước mắt trong công cuộc để luật đi vào cuộc sống là cải thiện hơn nữa 2 dự thảo nghị định, trong đó một là dự thảo nghị định làm cơ sở quản lý khía cạnh tài chính các dự án PPP và hai là nghị định thực hiện một số điều cung cấp thêm chi tiết chi Luật PPP về thủ tục và quy trình thực hiện dự án PPP.”