Từ Covid-19 nhìn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt

 

Trải qua hơn 6 tháng của thời điểm mà hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều lần lượt bước vào cuộc chiến với không chỉ tác động kinh tế xã hội mà còn từ thiên tai, đặc biệt là đại dịch Covid-19. Tin tức hằng ngày vừa là số lượng ca bệnh, tỷ lệ tử vong vừa là những rủi ro với chứng khoán, thất nghiệp, chuỗi cung ứng bị gián đoạn… Tuy nhiên, qua các ảnh hưởng này chúng ta cũng phần nào thấy rõ hơn sự đoàn kết, phối hợp hơn bao giờ hết giữa các nước, giữa các vùng lãnh thổ trên một quốc gia, và hơn hết là của các doanh nghiệp chung tay cùng bảo vệ chống lại đại dịch Covid-19.

 

Từ Covid-19 nhìn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt CSR

 

Vai trò của doanh nghiệp từ góc nhìn CSR

 

Một nhà đầu tư/ chủ doanh nghiệp sẽ không còn “hợp thời” nếu chỉ chú trọng vào lợi ích, lợi nhuận để cho nổi bật, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng toàn cầu ngay lúc này. Mọi thông tin và hành vi về doanh nghiệp được lan truyền nhanh, rộng hơn cả tốc độ lây nhiễm của vi rút bởi chúng ta đang sống trong “thế giới phẳng”. Các thông tin chia sẻ qua mạng xã hội ngày càng có tầm quan trọng cũng như cách ứng xử của nhân viên, lãnh đạo có thể được chia sẻ rộng rãi như cách thu hút sự chú ý, quảng cáo thương mại ra công chúng. Tại đây, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường, với xã hội có thể dễ dàng bị “soi mói”.

 

Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR) thời điểm này quan trọng hơn hẳn khi thông qua các câu chuyện của doanh nghiệp một cách linh hoạt và sáng tạo hơn. Đây chính là lúc mà “hành động đúng đắn” cho mối quan tâm của xã hội sẽ rất quan trọng và quyết định sống còn đối với doanh nghiệp hơn bao giờ.

 

Thương hiệu Việt và dấu ấn vì cộng đồng

 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, hình ảnh đất nước, doanh nghiệp và con người Việt Nam càng được khẳng định với trách nhiệm cộng đồng và xã hội, thấy rõ hơn tình người trong khó khăn vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia.

 

Là một nhà đầu tư đã gắn bó hàng chục năm với những công trình làm vang danh Thành phố Đà Nẵng trên bản đồ du lịch thế giới, Sun Group trong những năm qua không chỉ đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế nước nhà. Ngay thời điểm này, Đà Nẵng đang là tâm dịch của làn sóng Covid-19 thứ 2 tại Việt Nam, thì những doanh nghiệp tư nhân lớn như Sun Group lại trở thành chiến tuyến đi đầu trong nỗ lực đồng hành cùng thành phố xử lý khủng hoảng.

 

- Họ chẳng nói chẳng rằng mà làm luôn: hơn 500 kỹ sư, cán bộ, công nhân Sun Group được huy động từ Bà Nà Hills, công viên châu Á và các nhà thầu khác căng mình để thi công thần tốc cung Tiên Sơn thành Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn chỉ trong đúng 3.5 ngày và đã bàn giao cho Sở y tế TP. Đà Nẵng vào chiều ngày 5/8 vừa qua để kịp thời đưa vào điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Tất cả chi phí thi công xây dựng bệnh viện này đều do Sun Group tài trợ.

 

Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn đà nẵng

 

Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn đà nẵng

 

 

Đây là bệnh viện dã chiến đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo mô hình lắp modul với hệ thống buồng/ giường bệnh, xử lý nước thải, ánh sáng, vách ngăn… Dù thi công thần tốc nhưng tất cả đều đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và Bộ Y tế.

 

- Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn có quy mô hơn 700 giường bệnh bao gồm 240 giường, hành lang tầng hai và tầng ba khoảng 500 giường. Vị trí Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn nằm cách xa các khu đông dân cư và giao thông thuận tiện để vận chuyển bệnh nhân từ các bệnh viện đang quá tải như Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C, Bệnh viện Phụ hồi chức năng.

 

Người khổng lồ của nền kinh tế Việt Nam - Vingroup sẽ sử dụng toàn bộ nguồn lực và nền tảng công nghệ của các nhà máy sản xuất ô tô VinFast, nhà máy sản xuất thiết bị thông minh cùng Viện nghiên cứu để hoàn thành mục tiêu góp sức chống dịch Covid-19 trong việc sản xuất máy thở số lượng lớn. Trước đó, Tập đoàn cũng đã chung tay hỗ trợ với tổng kinh phí lên đến gần 450 tỷ đồng.

 

vingroup sản xuất máy thở chống covid-19

 

 

Những thương hiệu quốc gia như Vietnam Airlines cũng đã thực hiện các nhiệm vụ chính trị đưa - đón công dân Việt Nam từ các nơi trên thế giới về nước. Hay các tập đoàn FPT, Viettel, VNPT đã hỗ trợ giảm giá cước viễn thông, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm giá điện cho khách hàng tiêu dùng và miễn, giảm trực tiếp tiền điện cho các cơ sở khám chữa bệnh…

 

Doanh nghiệp Việt thay đổi ngay bên trong để thích nghi

 

Là một doanh nghiệp Việt sản xuất thực phẩm đóng hộp cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu sang Nhật Bản, Saigon Food cam kết không tăng giá dù nhu cầu thị trường leo thang bột biến. Trong những ngày đầu dịch khi số ca nhiễm còn thấp, Saigon Food đã lập ra Uỷ ban phòng chống dịch để chỉ đạo toàn thể nhân viên thực hiện các biện pháp chống lây nhiễm: kiểm tra thân nhiệt, sử dụng nước rửa tay, cung cấp nước chanh vào giờ ăn trưa…

 

Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng là một tập thể thực hiện tốt phòng chống dịch ngay trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, PNJ cũng đã nhanh chóng tạo điều kiện cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn vừa có thể mua được hàng như: giao hàng tận nơi hay trao tặng 100,000 khẩu trang cho khách hàng.

 

 

Khẩu trang với thông điệp ý nghĩa, đầy sự quan tâm của PNJ dành cho khách hàng

 

 

Khi CSR nhìn từ doanh nghiệp thế giới

 

Các cách ứng xử của doanh nghiệp trong đại dịch lần này hẳn đã cho chúng ta thêm cách nhìn về CSR khi đó còn hơn là hành động cứu trợ khẩn cấp hay từ thiện một lần. Hiện 2 ông lớn Google và Apple đang bắt tay để xây dựng phần mềm tìm kiếm dấu vết liên hệ người bị nhiễm bệnh, kiểm soát lây lan. Visa cũng đã công bố cứ trợ khẩn cấp với mức chi 210 triệu USD cũng như trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

 

Coca-cola Việt Nam đã dùng số tiền quảng cáo khi họ ngừng hoạt động này để đóng góp giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Các trung tâm cách ly tập trung cũng đã được Saigon Food tặng sản phẩm. Teslsa cũng đã vào cuộc khi tích cực sản xuất máy thở y tế và cung ứng 1,000 máy trợ thở cho bệnh viện ở California để nỗ lực hỗ trợ chống dịch của đội ngũ nhân viên tuyến đầu.

 

Trung tâm Hội nghị ExCel tại Lodon đã cung cấp không gian của họ thực hiện 4,000 giường để làm bệnh viện dã chiến trong thời điểm số ca nhiễm bệnh tăng vọt ở Anh. Đơn vị này cũng cam kết lấy ngân sách của họ đài thọ toàn bộ chi phí vận hành trung tâm tương đương 2 -3 triệu bảng Anh/ tháng. Các câu lạc bộ bóng đá như Wolverhampton, Maschester United cũng đã đóng góp bằng những nguồn lực có sẵn như thiết bị, nhân viên y tế, sân vận động, phương tiện di chuyển và trả lương cho nhân viên để họ đóng góp thời gian làm tình nguyện tại địa phương nhằm chống dịch.

 

Doanh nghiệp Việt chung tay vì cộng đồng

 

Theo TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh đã nói, từ các doanh nghiệp phân phối bán lẻ như Coop-mart, Hapro… đến các tập đoàn, thương hiệu mang tầm cỡ quốc giá, có giá trị lớn  như Vingroup, Vinamilk… đều cho thấy được hình ảnh doanh nghiệp – thương hiệu Việt chung tay hỗ trợ hàng hóa thiết yếu, phục vụ người tiêu dùng, giúp bình ổn thị trường trong bối cảnh dịch bệnh.

 

Bên cạnh đó còn là sự góp mặt của các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) cũng không ngừng nỗ lực đưa thương hiệu, sản phẩm hàng hóa, nông sản thực phẩm giao dịch trên thị trường TMĐT trong bối cảnh này.

 

“Mong rằng những giá trị này sẽ lan tản nhanh hơn nữa trong cả cộng đồng và xin chân thành cám ơn các thương hiệu – doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hàng đầu đã mang lại dịch vụ, hàng hóa chinh phục từ thị trường trong nước lẫn quốc tế, làm rạng danh màu cờ của Việt Nam, xứng đáng là những tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ khởi nghiệp nước nhà”, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc  - Chủ tịch VCCI bày tỏ.

 

>>> >>> LẦN ĐẦU TIÊN 1 DOANH NGHIỆP VIỆT XÂY DỰNG SVĐ CHO WORLD CUP