“Sale” mạnh 50% nhưng mặt bằng nhà phố cho thuê vẫn vỡ trận

 

Ảnh hưởng của đại dịch Covdi-19 bùng phát vào đầu năm 2020 đã để lại thiệt hại không nhỏ đến hầu hết các phân khúc kinh tế trên thị trường. Trong đó nặng nề nhất là phân khúc mặt bằng nhà phố cho thuê thương mại đã và đang đối mặt rất nhiều rào cản trước mắt…

 

“Sale” mạnh 50% nhưng mặt bằng nhà phố cho thuê vẫn vỡ trận

 

Bán hàng online lên ngôi – Mặt bằng offline ế ẩm

 

Mặc dù là những khu vực vàng đắc địa ở các thành phố lớn như TP. HCM hay Hà Nội, nhưng giá thuê nhà phố thương mại đã và vẫn đang giảm giá chưa từng có, dù vẫn được biết đến là vùng đất vàng sầm uất bậc nhất Sài Gòn hay các khu phố thủ đô hoa lệ.

 

Từng được xem là nơi đẻ ra tiền của giới thương nhân ở các khu trung tâm quận 1 (TP. HCM) hay các khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) thì nay những tuyến phố này đang rơi vào tình trạng khó khăn vì nhiều mặt bằng không có khách thuê phải đóng cửa, thậm chí chủ nhà “sale sốc” tận 40-50% vẫn nhưng không ai nhòm ngó.

 

Các chuyên gian BĐS cho rằng, thị trường bán lẻ đang dần hình thành xu hướng mới do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn tới kênh bán hàng online ngày càng được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ và soát ngôi vương. Thay vì trực tiếp đi đến điểm bán thì khách hàng có xu hướng đặt mua hàng qua mạng.

 

“Sale” mạnh 50% nhưng mặt bằng nhà phố cho thuê vẫn vỡ trận

 

 

Do đó, những “mặt tiền vàng, mặt phố vàng” trước đây nay không còn tấp nập như và độc tôn trong kinh doanh bán lẻ. Mới đây CBRE Việt nam đã có khảo sát  cho thấy trong năm 2020 doanh thu sẽ giảm 10-30% theo ý kiến của 43% khách thuê, các hỗ trợ từ chủ nhà vẫn chưa đến được tay của 61% khách thuê và 27% hy vọng nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của chủ nhà nếu không nguy cơ đóng cửa, trả mặt bằng là rất cao.

 

Theo những con số trong quý 3 năm nay của đơn vị này cũng cho thấy năm trước tỷ lệ trống trung bình lại thấp hơn do việc trả lại mặt bằng của các thương hiệu bán lẻ, nhất là ngành ăn uống và thời trang trong nước. Hiện những chính sách ưu đãi vẫn được một số chủ đầu tư áp dụng cho khách thuê hiện hữu và khách thuê mới, tuy rằng số lượng dự án có chính sách ưu đãi không bằng trong thời điểm dịch bệnh hồi đầu năm.

 

Savills Việt Nam cũng nhận thấy, trong quý 3 năm 2020 diện tích thuê của các ngành hàng dịch vụ thời trang và ăn uống cũng đã có sự thay đổi rõ rệt bởi việc giảm bớt diện tích thuê để giảm thiểu chi phó hay khách trả lại mặt bằng vì kinh doanh ế ẩm.

 

Mặt bằng nhà phố cho thuê có nơi giảm sốc 50%

 

Thực tế cho thấy, mặt bằng cho thuê tại quận 1, 3 ở những tuyến phố sầm uất trước đây như từ Đồng Khởi, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hàm Nghi… nay đang rơi vào tình trạng “cửa đóng then cài”. Chỉ một đoạn đường 300-400m trên phố Lý Tự Trọng mà đã có tới 4 mặt bằng liên tiếp nhau đỏ rực biển “cho thuê lại”.

 

Một số chủ nhà lo lắng rằng nhiều tháng nay biển cho thuê treo trước nhà vẫn chưa thể tháo xuống vì không ai ngó ngàng, thậm chí họ đã giảm giá thuê tận 40%.

 

“Sale” mạnh 50% nhưng mặt bằng nhà phố cho thuê vẫn vỡ trận

 

 

Tại Hà Nội, tình hình này cũng không khá hơn nhiều, nhất là tại các tuyến phố khu vực được xem là “nơi hốt bạc” của nhiều thương nhân như quanh khu phố cổ Hoàn Kiếm, Hàng Bông, Hàng Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng Đào… Thực trạng nhiều giờ cao điểm chen lấn đã giảm đi nhiều, cả đoạn đường treo đầy biển cho thuê mặt bằng. Nhiều nơi để tìm được khách thuê đã chấp nhận giảm tận 30-50% nhưng vẫn ế ẩm.

 

Trưởng Bộ phận nghiên cứu công ty Savills Việt Nam – bà Võ Khánh Trang cho biết, số lượng mặt bằng nhà phố cho thuê chào ra thị trường trong 10 tháng đầu năm nay ngày càng nhiều, nhưng tỷ lệ lấp đầy vẫn còn rất chậm, ngay cả các con đường thương mại sầm uất ở quận 1, TP. HCM cũng còn khó cho thuê.

 

Theo vị chuyên gia này, thị trường đã và đang diễn ra xu hướng giảm số lượng, cắt giảm diện tích thuê và khách thuê chuyển sang thương mại điện tử. Nhất là các khu vực phụ thuộc lớn vào khách du lịch, lượng người lưu thông giảm bên cạnh việc chủ nhà một số mặt bằng chấp nhận giảm giá thuê ngắn hạn nhưng khách thuê vẫn quyết trả mặt bằng.

 

Theo khảo sát, nền kinh tế đang dần trở về trạng thái ổn định sau khi cuộc chiến chống dịch cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, người dân vẫn hạn chế “hầu bao”, giảm sức mua. Nhất là việc mở cửa du lịch quốc tế vẫn còn đóng cửa đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường, trong đó hậu quả lớn phải gánh chịu thuộc về một bộ phận kinh doanh tại các trung tâm lớn.