Phát hiện ổ dịch tại Quảng Ninh, mặt bằng cho thuê càng ảm đạm

 

Dự báo Việt Nam vào dịp cuối năm âm lịch sẽ có nhiều tích cực hơn đối với mặt bằng cho thuê mặt phố nhờ sự phục hồi hoạt động kinh doanh bán hàng Tết sắp đến. Tuy nhiên, việc phát hiện nhiều ca nhiễm mới tại Quảng Ninh và Hải Dương cũng như hệ quả để lại do đợt bùng phát đầu tiên dường như khiến phân khúc này không thể gượng dậy được.

 

Lý do khiến mặt bằng cho thuê lại hiu hắt hơn dự báo

 

Thực tế cho thấy, so với thời điểm cao điểm đợt 1 tình hình có vẻ khá khẩm hơn tuy nhiên không ít mặt bằng cho thuê trung tâm Sài Gòn vẫn đóng cửa im ắt, không có khách thuê.

 

Thị trường BĐS như con thuyền ngược gió đang dần ổn định và hoạt động nhộn nhịp hơn trước. Nhưng tính riêng phân khúc mặt bằng cho thuê có vẻ không lạc quan mấy. Rất nhiều tuyến đường được mệnh danh là sầm uất trước kia nay vẫn cửa đóng then cài từ ngày đầu dịch bùng phát đến nay mà vẫn không cho thuê được.

 

Nhiều chủ mặt bằng bộc bạch, tiền thuê mặt bằng không chỉ là tiền thuê hằng tháng mà còn bao gồm cả tiền cọc thế chân, chiếm tỷ lệ vốn rất lớn. Điều này có thể là rào cản cho những hộ gia đình hay doanh nghiệp vừa, nhỏ. Từ đó kéo theo trào lưu buôn bán hàng online hoặc phải tìm thuê mặt bằng giá rẻ.

 

Tình trạng “khát” khách thuê không chỉ diễn ra ở các khu vực trung tâm thành phố mà còn lan rộng ra các quận huyện vùng ven như Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12 với loạt con đường im ắng, cửa hàng bị bỏ trống dán đỏ biển báo cho thuê lại.

 

Trưởng bộ phận Nghiên cứu Công ty Savills Việt Nam – bà Võ Khánh Trang cho biết, khả năng lấp đầy mặt bằng nhà phố cho thuê ngày càng tỷ lệ nghịch với số lượng hàng chào ra thị trường. Từ đó kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của xu hướng kinh doanh online, giảm số lượng chi nhanh, diện tích thuê…

 

Có thể nhận thấy các mặt bằng nhà phố căn góc ở những tuyến đường giao thông đông đúc sẽ được thuê nhanh chóng; trong khi các cung đường sầm uất lớn bậc nhất lại vắng hoe, cửa đóng then cài như Hồ Tùng Mậu, Lê Lợi, Ngô Đức Kế hay Phạm Ngũ Lão… Vị chuyên gia này cũng lý giải, tình trạng không cho thuê được nhà có thể vì một số chủ nhà vẫn còn lạc quan vào sự ổn định của thị trường sẽ sớm phục hồi nên không có ý định giảm giá thuê. Không những thế, nhiều khu vực kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào khách du lịch được chủ nhà giảm giá trong thời gian ngắn hạn nhưng khách thuê vẫn bỏ đi vì buôn bán ế ẩm.

 

Lại thêm ca nhiễm mới, liệu BĐS cho thuê có gương dậy nỗi

 

Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam – ông Troy Griffiths cho biết, tuy nhẹ hơn nhưng các sàn TTM bị Covid-19 ảnh hưởng ngay lập tức, và đánh thẳng trực diện vào thị trường cho thuê nhà mặt tiền. Đặc biệt  là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó chống cự được hơn là các đơn vị quy mô lớn.

 

 

Ông Troy Griffiths nhận định, đại dịch Covid-19 bắt buộc họ phải thay đổi ngay kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Sự càn quét không bỏ sót một ai, những doanh nghiệp bán lẻ lớn phải đóng cửa chi nhánh doanh thu kém, không đủ chỉ tiêu. Nhiều đơn vị không có động thái tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê mặt bằng kể từ đầu tháng 2/2020. Những cửa hàng góc 2MT, khu đông dân cư thì phải tạm đóng cửa hoặc tìm cách giảm giá thuê.

 

Một chuyên gia BĐS đánh giá rằng, thị trường phân khúc này này đang dần trở về giá trị thật của nó. Ngay lúc này, những ai đang sở hữu BĐS cho thuê sẽ đang ngồi lại bàn bạc, đưa ra mức giá thuê và các hỗ trợ hợp lý nhưng vẫn đảm bảo đúc hình thức và thời hạn.  Lại thêm sự xuất hiện của loạt ca nhiễm Covid-19 mới dự báo cho đợt phong tỏa xã hột đợt 3.

 

Rõ ràng, Tết năm 2021 thật sự là một cái tết “buồn” của mặt bằng nhà phố cho thuê. Tuy dự báo về sự hồi phục của phân khúc này khá dễ dàng khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu mua sắm tiêu dùng trở lại.