Phân biệt hình thức vận chuyển hàng FCL và LCL trong xuất nhập khẩu
Vận chuyển hàng FCL và LCL là 2 hình thức phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hiện nay. Nhưng chúng có nghĩa là gì? Sự khác nhau giữa chúng như thế nào? Hãy cùng Thuematbang.com.vn tìm hiểu về cách phân biệt 2 hình thức vận chuyển hàng này nhé!
Vận chuyển hàng FCL và LCL là gì?
- Vận chuyển hàng FCL (viết tắt của Full Container Load) là hình thức vận chuyển khi hàng hóa có đủ khối lượng đồng nhất để chất đầy container, người gửi sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng thường là một container 20ft hoặc 40ft.
– Vận chuyển hàng LCL (Less than container load) là hình thức vận chuyển hàng lẻ. Khi hàng hóa không đủ số lượng chất đầy container, thường là những kiện hàng nhỏ. Người gửi sẽ đóng chung hàng với các chủ hàng khác để tiết kiệm chi phí. Và việc gom hàng từ nhiều chủ hàng để chất đầy container là trách nhiệm của người kinh doanh (consolidator). Sau khi gom hàng thì consolidator sẽ đóng vào cùng 1 container chở đến kho CFS (Container Freight Station). Thường thì consolidator gom hàng chủ yếu qua các FWD.
Phân biệt vận chuyển hàng FCL và LCL
Chi phí vận chuyển hàng FCL và LCL
- Hàng FCL: Khi vận chuyển hàng FCL cần phải trả một khoản phí cố định cho việc sử dụng toàn bộ container thay vì trả cho số lượng không gian container sử dụng nên chi phí phải trả sẽ mắc hơn nhiều.
- Hàng LCL: Khi vận chuyển hàng LCL thì chủ hàng chỉ cần trả tiền cho một phần không gian bên trong container dùng để chứa hàng hóa của mình nên chi phí sẽ tiết kiệm hơn.
Thời gian vận chuyển hàng FCL và LCL
- Hàng FCL: Thời gian vận chuyển hàng FCL thường ngắn hơn LCL do hàng hóa chỉ cần được xếp lên hoặc dở khỏi container và vận chuyển chúng đến địa điểm cuối cùng.
- Hàng LCL: Thời gian vận chuyển hàng LCL thường dài hơn do hàng cần được gom từ nhiều nơi khác nhau, chúng phải phân loại và đóng vào nhằm lấp đầy một container, sau đó mới sắp xếp vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng đích.
Rủi ro vận chuyển hàng FCL và LCL
- Hàng FCL: Rủi ro ít hơn do hàng hóa sau khi chất đầy container sẽ được niêm phong và tiến hành vận chuyển, giúp giảm thiểu khả năng hư hỏng cho hàng hóa.
- Hàng LCL: Rủi ro cao hơn do có nhiều loại hàng hóa được đóng trong cùng một container duy nhất nên các lô hàng thường gặp rủi ro hư hỏng và mất mát cao hơn so với các lô hàng FCL.
Điều kiện vận chuyển hàng FCL và LCL
- Hàng FCL thường chủ hàng phải đặt trước ít nhất một nguyên container.
- Hàng LCL không cần thiết phải đặt một container; chỉ một phần của nó cần phải được đặt trước.
Kích thước hàng
- Hàng FCL thường cồng kềnh và nặng.
- Hàng LCL thường nhỏ và dễ di chuyển hơn.
Tỷ giá
- Tỷ giá FCL được biết là dễ biến động.
- Tỷ giá LCL ổn định hơn.
Chủ hàng
- Vận chuyển FCL thì chủ hàng cùng 1 người.
- Vận chuyển LCL thì chủ hàng thuộc nhiều chủ hàng khác nhau.
Ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng FCL và LCL
Ưu điểm vận chuyển hàng FCL
Vận chuyển hàng FCL có thời gian vận chuyển nhanh hơn, hàng hóa ít hư hỏng rủi ro hơn. Phù hợp với những mặt hàng lớn, cồng kềnh,...
Nhược điểm vận chuyển hàng FCL
Vì phải thuê nguyên container để chứa hàng nên chi phí hàng tồn kho cao hơn. Nếu hàng hóa không đủ số lượng chất đầy container thì chi phí vận chuyển sẽ không được tối ưu. Việc tháo dỡ hàng khá phức tạp.
Ưu điểm vận chuyển hàng LCL
Vận chuyển hàng LCl phù hợp với những kiện hàng nhỏ, ít cồng kềnh, những mặt hàng lẻ không đủ để chất đầy container thì đây chính là phương pháp phù hợp nhất giúp tiết kiệm phi phí vận chuyển, số lượng tồn kho cũng ít hơn rất nhiều so với vận chuyển hàng FCL.
Nhược điểm vận chuyển hàng LCL
Hàng hóa tới từ nhiều nguồn nên khả năng thất thoát cao, nhiều loại hàng hóa khác nhau chất vào cùng container khiến hàng hóa dễ hư hỏng hơn. Thời gian vận chuyển lâu hơn do phải gom từ nhiều mối.
Phân tích nghiệp vụ người làm FCL và LCL
1. Nghiệp vụ người làm FCL
Người gửi hàng
- Thuê trucking/ tự ra cảng nhận container rỗng mang về kho để đóng hàng.
- Đóng hàng tại kho/bãi.
- Sắp xếp hàng hóa cẩn thận, để lại ký hiệu báo hàng cho người nhận hàng.
- Thanh toán các chi phí theo đúng trách nhiệm.
- Niêm chì (seal) cho container.
- Truyền vận đơn cho hãng tàu hoặc FWD.
Người vận chuyển
- Người vận chuyển gửi lại bản bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin, sau đó phát hành vận đơn và khai manifest.
- Nhận container từ người gửi hàng và bốc lên tàu, sắp xếp container phù hợp để tàu nhổ neo an toàn.
- Khi đến đích, dỡ container từ tàu lên bãi và giao cho người nhận.
- Trước khi giao lưu ý phải làm D/O khi hàng đến và check thông tin vận đơn từ người nhận.
Người gom hàng
- Không áp dụng cho FCL.
Người nhận hàng
- Người nhận hàng nên chủ động liên hệ với bên gửi về các chứng từ cần thiết và làm thủ tục hải quan để nhận hàng.
- Nhận container hàng và vận chuyển về kho, sau khi dỡ hàng, trả container về đúng địa chỉ quy định của hàng tàu.
- Thanh toán các khoản phí theo đúng trách nhiệm như local charges, D/O, phí cước container.
1. Nghiệp vụ người làm LCL
Người gửi hàng
- Đóng hàng, chở hàng về kho CFS của người gom hàng.
- Làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Cung cấp thông tin cho người gom hàng để làm vận đơn.
- Xem xét các thông tin draft bill và nhận lại vận đơn.
Người vận chuyển
- Người vận chuyển gửi lại bản bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin, sau đó phát hành vận đơn và khai manifest.
- Nhận container từ người gửi hàng và bốc lên tàu, sắp xếp container phù hợp để tàu nhổ neo an toàn.
- Khi đến đích thì dỡ container từ tàu lên bãi và giao cho người nhận.
- Trước khi giao lưu ý phải làm D/O khi hàng đến và check thông tin vận đơn từ người nhận.
Người gom hàng
- Chịu trách nhiệm liên hệ với khách hàng thay cho bên vận chuyển: Thông báo lộ trình của hàng hóa.
- Cấp house bill cho khách hàng.
Người nhận hàng
- Tương tự FCL nhưng không cần đóng phí cước container và đóng thêm phí handling charges.
Việc vận hàng FCL và LCL là hai hình thức phổ biến hiện nay. Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm tài chính nhé.
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư
- Tìm hiểu tổng quan về khu công nghiệp Quang Minh