Năng lực thật sự của chủ đầu tư dự án LNG Chân Mây 6 tỉ USD
Đối với một dự án quy mô khủng từ căn hộ, biệt thự, nhà phố cho thuê đến công nghiệp như LNG Chân Mây, nhà đầu tư phải có đủ điều kiện mới được chấp thuận. Nhóm Wealth Power Group và các đối tác Mỹ đã trải qua rất nhiều cuộc đàm thoại và làm việc để chứng minh được năng lực tài chính đủ cho 1 dự án 6 tỉ USD.
6 tỉ USD để đầu tư dự án điện khí LNG Chân Mây
Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, chiều ngày 7/11 vừa qua lãnh đạo tỉnh đã có cuộc gặp mặt với nhà đầu tư, đối tác của dự án Nhà máy điện khí Chân Mây LNG.
Dự án này đã có công bố chính thức về việc được Công ty cổ phần Chân Mây LNG sẽ đầu tư và phát triển. Đây là dự án điện tư nhân (IPP) có vốn sở hữu từ Việt Nam là 40% và từ Mỹ là 60%. Dự tính khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung cấp từ 24 0 25 tỉ kWh sản lượng điện trung bình cho mỗi năm.
Được biết, dự án ‘sở hữu’ 6 tỉ đồng cho mức đầu tư thông qua 2 giai đoạn triển khai:
- Giai đoạn 1: 3 tổ máy sẽ được nhà đầu tư phát triển xây dựng với tổng công suất 2.400 MW. Dự kiến trong giai đoạn 2024 – 2026 sẽ đi vào vận hành thương mại.
- Giai đoạn 2: 2 tổ máy tiếp theo sẽ được xây dựng với 1.600MW cho tổng công suất, giai đoạn 2026 – 2028 đi vào vận hành thương mại. Trung bình mỗi năm 1 tổ máy sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình 4.800 triệu kWh.
Mặc dù việc “Nhà máy điện khí LNG 6 tỉ USD sắp hiện hữu tại Huế” xuất hiện không ít trên các trang mạng báo chí, nhưng chủ đầu tư là Công ty cổ phần Chân Mây LNG cũng giống như nhiều dự án điện khí LNG tỉ đô khác, còn phải trải qua nhiều thủ tục pháp lý khác mới có thể được đồng ý đầu tư.
Đặc biệt, một trong những nội dung quan trọng chính là thẩm định năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án. Quy định pháp luật hiện hành nêu rõ, ít nhất 15% vốn tự có trong tổng vốn dự án mà nhà đầu tư phải có trong tay, rơi vào khoảng 900 triệu USD. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, con số này vẫn là số ẩn của CTCP Chân Mây LNG cùng các cổ đông đối với công chúng.
Đôi nét về chủ đầu tư LNG Chân Mây 6 tỉ USD
Được thành lập vào cuối năm 2019, CTCP Chân Mây LNG sở hữu vốn điều lệ là 23 tỉ đồng với Pacific Rim Investment and Management Inc (Mỹ) và Việt kiều Mỹ Trần Sĩ Chương là 2 cổ đông nước ngoài sáng lập sở hữu vốn lần lượt là 51% và 20%. Đến tháng 5/2020, Chân Mây LNG đã thay đổi cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Trần Sĩ Chương và Rockhold John Paul France (Mỹ) với vốn sở hữu lần lượt là 9% và 51%.
Bên cạnh vai trò cổ đông, ông Trần Sĩ Chương còn là Chủ tịch HĐQT của công ty và từng là cố vấn về kinh tế - tiền tệ cho Ủy ban Ngân hàng Quốc hội Hoa Kỳ và sau đó là Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Kinh tế Phát triển quốc tế James Riedel Associates, Inc. tại Washington, D.C. Ông Chương đã có hơn 25 năm kinh nghiệm về chiến lược phát triển doanh nghiệp và tư vấn kinh tế tại Hoa Kỳ cùng một số doanh nghiệp trong nước.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Chân Mây LNG được nắm bởi ông Rockhold John Paul France (SN 1953) và còn là Trưởng đại diện của Energy Capital Vietnam LLC - ECV (quận 1, TP. HCM). Được biết, dự án Nhà máy điện khí LNG Mũi Kê Gà quy mô 5 tird USD đã được liên danh đầu tư bởi EVC và KOGAS Corporation cùng Excelerate Energy LP đề xuất đầu tư tại Bình Thuận.
Chân dung năng lực đối tác Việt
Thuematbang.com.vn đã đề cập ở trên về cơ cầu cổ đông của Chân Mây (tính đến tháng 5/2020) gồm ông Trần Sĩ Chương và Rockhold John Paul France (Mỹ) với vốn sở hữu lần lượt là 9% và 51%. Như vậy, 40% vốn còn lại là do cổ đông Việt Nam nắm giữ nhưng không được công bố.
Dù vậy, theo thông tin tìm hiểu rằng bà Trần Thị Hương Hà là Tổng giám đốc/ Người đại diện theo pháp luật của Chân Mây LNG. Bà vốn là cây cầu kết nối quan trọng của CTCP Tập đoàn Wealth Power Việt Nam. Từ thời điểm thành lập, sự góp mặt của nữ doanh nhân năm 1975 này khiên giới đầu tư không khỏi đặt giả thiết về khả năng đơn vị này xuất hiện trong đầu tư dự án Chân Mây LNG.
Gỉa thiết càng được củng cố khi vào tháng 5/2020, Wealth Power Group trực tiếp sở hữu 29% cổ phần trong DN dự án CTCP Chân Mây LNG. Tháng 9/2020, đơn vị này lại gây sự chú ý giới đầu tư khi là 1 trong 3 chủ đầu tư tham gia phát triển 2 dự án có tổng số vốn lên đến 332,2 triệu USD về điện mặt trời tại Lào.
Nhìn chung, muốn có cái nhìn và đánh giá đúng hơn về năng lực tài chính của Wealth Power Group, chúng ta còn phải đề cập đến tình hình tài chính các DN cốt lõi bên cạnh các con số trên.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư