Năm 2020: Thị trường BĐS tiếp tục tồn tại nhiều rào cản

Các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS và các ngành liên quan đã chỉ ra một loạt thách thức mà thị trường bất động sản phải đối mặt trong năm 2020. Dường như niềm tin của thị trường, sự thiếu hụt nguồn cung, pháp lý đình trệ và tài chính ngày càng bị siết chặt là những thách thức lớn nhất cho thị trường này.

 

cho thue bat dong san thuematbang.com.vn

 

Niềm tin của thị trường giảm mạnh

 

Những năm gần đây, khách hàng mua bất động sản đều đánh giá thị trường BĐS đang rơi vào giai đoạn thoái hóa. Trong khi khách hàng mua BĐS để ở luôn có tâm lý chờ giá giảm thì những nhà đầu tư cũng không muốn mạnh tay chi tiền để đầu tư cho sản phẩm khó sinh lời nhanh như kỳ vọng.

 

Thêm vào đó, tình trạng hàng loạt “dự án ma” nở rộ đã tác động mạnh đến tâm lý đầu tư, khiến niềm tin của các nhà đầu tư cũng vì đó mà lung lay. Quan trọng hơn, tâm lý này còn dẫn đến một hậu quả khôn lường là tính thanh khoản cho các sản phẩm BĐS trên thị trường có thể đi xuống, giá bán vì vậy cũng khó tăng.

 

Cạn kiệt nguồn cung

 

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Ông Nguyễn Trần Nam,  nhận định rằng xu hướng nhỏ giọt nguồn cung mới xuất hiện từ cuối năm 2018, tiếp diễn trong năm 2019 dẫn đến thiếu hàng trên thị trường từ 2020-2022. 

 

Còn theo ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Quản lý Nhà, Bộ Xây dựng cũng dự báo, nguồn cung bất động sản nhà ở tại Hà Nội, TP HCM giảm do không có nhiều dự án mới được phê duyệt triển khai. Ông cũng cho rằng, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại một số địa phương cũng sẽ có diễn biến tương tự do sự "vỡ trận" của một số dự án vào cuối năm 2019.

 

mat bang cho thue thuematbang.com.vn

 

Pháp lý đình trệ, tín dụng siết chặt

 

Những trở ngại về mặt pháp lý tuy không mới, song trong năm 2020, đây tiếp tục là lực cản đối với thị trường mua bán, thuê và cho thuê BĐS. Việc thực hiện các thủ tục để làm dự án mới mất nhiều thời gian, công sức, dẫn đến chi phí tăng và cũng bởi vì vậy, thời gian hoàn thành dự á chậm trễ.

 

Bên cạnh đó, tín dụng đối với địa ốc tiếp tục bị siết chặt hơn kể từ 1/1/2020. Theo đó, các ngân hàng chỉ được sử dụng đối đa 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn như bất động sản và tỷ lệ này sẽ còn giảm tiếp.

 

Những thách thức này đã và đang đưa thị trường BĐS có dấu hiệu sụt giảm. Các phân khúc bất động sản nội thành đã có xu hứng dịch chuyển ra ven thành phố và các tỉnh lân cận để cắt giảm chi phí, thu hút khách thuê và nhà đầu tư. Ngoài ra, thị trường cho thuê mặt bằng, văn phòng và các loại hình BĐS cũng trở nên có tiềm năng phát triển hơn.