Mở phòng gym nhỏ: Làm thế nào để tiết kiệm chi phí?

Chi phí mở phòng gym ít hay nhiều phụ thuộc vào mô hình phòng tập: phòng gym bình dân, tầm trung hay là cao cấp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn mô hình phù hợp dựa trên năng lực tài chính và mục tiêu kinh doanh của mình. 

 

Để giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về chi phí mở phòng gym nhỏ, Thuematbang.com.vn đã tổng hợp cách làm thế nào để tiết kiệm ngân sách kinh doanh mô hình này trong bài viết dưới đây. 

 

 

Các loại chi phí mở phòng gym bạn đã biết?

Mở phòng gym dù nhỏ hay lớn cũng đòi hỏi có số vốn đầu tư tương đối lớn và cần tính toán kỹ lưỡng các khoản chi phí để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Dưới đây là các loại chi phí chính cần quan tâm khi mở phòng gym.

1. Chi phí đầu tư ban đầu

- Chi phí thuê mặt bằng: Có thể nói, đây là khoản chi phí lớn nhất trong giai đoạn đầu mở phòng gym. Mức chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào vị trí, diện tích và quy mô phòng gym.

- Chi phí sửa chữa và thiết kế phòng tập: Chi phí này bao gồm các hạng mục như sơn sửa, lát nền, lắp đặt hệ thống điện nước,...

- Chi phí mua sắm trang thiết bị tập luyện: Đây là khoản chi phí quan trọng quyết định chất lượng phòng gym. Cần lựa chọn các loại máy móc, dụng cụ tập luyện phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chất lượng tốt.

- Chi phí mua sắm nội thất: Bao gồm bàn ghế, tủ kệ, quầy lễ tân, ...

- Chi phí mua sắm dụng cụ thể thao: Dụng cụ thể thao bao gồm các loại như bóng tập, tạ, thảm tập yoga, máy chạy bộ...

- Chi phí quảng cáo phòng gym: để thu hút những vị khách hàng đầu tiên bạn cần có chiến lược vào marketing, quảng cáo, khuyến mãi. Chi phí này thường cũng chiếm một khoản vốn ban đầu.

 

2. Chi phí vận hành hàng tháng

- Tiền lương nhân viên: Bao gồm lương cho huấn luyện viên, lễ tân, bảo vệ, ...

- Tiền điện nước: Chi phí điện nước sẽ phụ thuộc vào diện tích phòng gym và lượng khách hàng sử dụng.

- Chi phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị: Cần bảo trì bảo dưỡng thiết bị định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt và an toàn cho người sử dụng.

- Chi phí quảng cáo và marketing: Cần tiếp tục đầu tư cho các hoạt động quảng cáo để duy trì lượng khách hàng ổn định.

- Chi phí hao mòn: Thiết bị và dụng cụ trong phòng gym sẽ hao mòn theo thời gian, cần phải thay thế hoặc sửa chữa.

- Chi phí khác: Bao gồm các chi phí như phí rác, phí internet,...
 

Làm thế nào tiết kiệm chi phí mở phòng gym nhỏ?

Với người làm kinh doanh, mỗi một đồng bỏ ra phải đúng mục đích và chắc chắn phải thu lại được tiền lời thì mới đầu tư. Việc này thật không hề dễ dàng và vẫn luôn là bài toán nan giải. Khi bạn đầu tư vào mở phòng gym nhỏ, bạn cần lưu ý gì với bài toán tối ưu chi phí?

Lựa chọn mặt bằng phù hợp

Tìm kiếm vị trí có giá thuê hợp lý, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Ưu tiên những khu vực đông dân cư, có nhiều người tập thể dục thể thao, gần các trường học, khu văn phòng,... Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc khả năng chi trả của bản thân để tránh chọn những vị trí quá đắt đỏ. Đừng nhất nhất phải chọn mặt bằng đẹp nhưng không vừa túi tiền.

 

Lựa chọn diện tích mặt bằng vừa đủ với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí chi phí thuê. Khả năng mở rộng diện tích trong tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển của phòng gym.

 

 

(Nếu bạn chưa tìm được mặt bằng mở phòng gym phù hợp thì hãy liên hệ với chúng tôi - đội ngũ môi giới chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tìm sản phẩm phù hợp theo yêu cầu. Hotline: 0968 68 8081 - hoặc tìm mặt bằng đẹp tại đây.)

Thiết kế và thi công phòng gym

Nếu bạn có kiến thức về thiết kế, hãy tự thiết kế phòng gym để tiết kiệm chi phí thuê kiến trúc sư. Bạn có thể tham khảo các mẫu thiết kế phòng gym miễn phí trên mạng hoặc thuê thiết kế một số hạng mục quan trọng.

 

 

 

Lựa chọn nhà thầu thi công uy tín, có giá cả cạnh tranh và đảm bảo chất lượng thi công. Tham khảo ý kiến của những người đã từng mở phòng gym để có được những lựa chọn tốt nhất.

Sử dụng các vật liệu xây dựng và trang thiết bị tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ. Bạn có thể tìm kiếm các loại vật liệu giá rẻ hoặc tái chế để giảm thiểu chi phí.

Tối ưu chi phí trang thiết bị tập luyện

Có thể tiết kiệm chi phí bằng cách mua sắm thiết bị cũ hoặc thanh lý từ các phòng gym khác, nhưng cần kiểm tra kỹ chất lượng. Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín với chính sách bảo hành tốt và so sánh giá cả trước khi mua. Ưu tiên chọn các thiết bị đa năng để sử dụng cho nhiều bài tập khác nhau.

Ví dụ chi phí mở phòng gym nhỏ khoảng 200m2 sẽ được dự toán cụ thể như sau:

-  200m2 x 1 triệu/m2 = 200 triệu (chỉ có máy tập nhóm cơ, chưa có các máy cardio: máy chạy, đạp xe…).

-  200m2 x 2 triệu/m2 = 400 triệu (đã bao gồm máy tập nhóm cơ và cardio).

 

 

Tối ưu chi phí Marketing phòng gym

Để marketing và quảng bá phòng gym, bạn hãy tận dụng các kênh miễn phí như mạng xã hội, email marketing và website. Hợp tác với các PT uy tín để thu hút khách hàng và cung cấp các chương trình ưu đãi như giảm giá, tặng quà để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Quản lý và vận hành tiết kiệm bằng phần mềm

Bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng phần mềm quản lý phòng gym để tối ưu hóa quy trình hoạt động và quản lý khách hàng, lịch tập, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực. Bên cạnh đó, đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, có kiến thức về thể hình và chăm sóc khách hàng để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, lắng nghe ý kiến phản hồi và cải thiện chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng.

 

Tóm lại, để tiết kiệm chi phí mở phòng gym và đảm bảo cạnh tranh, bạn hãy chọn mặt bằng phù hợp, thiết kế tiết kiệm, sử dụng trang thiết bị thông minh, marketing sáng tạo và quản lý hiệu quả. Đừng quên, hãy luôn cập nhật xu hướng, lắng nghe khách hàng và cải thiện dịch vụ. Với quyết tâm, bạn có thể thành công trong lĩnh vực này đấy! Chúc bạn thành công!