Lộ diện 4 chuỗi cà phê Việt phục hồi nhanh nhất hậu Covid-19

 

Trong nhiều năm trở lại đây, các chuỗi cà phê kinh doanh khá thành công và tận dụng được lợi thế từ sự tăng trưởng toàn thị. Hiện nay, “kẻ cầm đầu” tại thị trường Việt Nam không ai khác chính là Highlands Coffee với sự tăng trưởng về quy mô, liên tục thuê mặt bằng kinh doanh cà phê cùng doanh thu đã gần bằng tổng 3 chuỗi cà phê xếp sau.

 

chuỗi cà phê ngoại starbucks

 

Cuộc đua “bán” cà phê trở lại nhanh chóng hậu Covid-19

 

Trong cả năm nay đại dịch Covid-19 dường như làm tê liệt toàn hoạt động kinh doanh của ngành F&B, từ các nhà hàng đến quán ăn, đồ uống. Cao trào của sự đóng băng này chính là trong giai đoạn giãn cách xã hội.

 

Các chuỗi đồ uống đang có sự phục hồi diễn ra sớm hơn và tương đối nhanh. Họ chủ động trang bị dung dịch sát khuẩn cho tay, thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống dịch, đeo khẩu trang, giãn cách chỗ ngồi, vệ sinh cửa hàng, trang thiết bị thường xuyên. Mặt khác, cả nước thực hiện chống dịch hiệu quả đã giúp tâm lý người dân cũng bớt hoang mang, hoạt động kinh doanh được hỗ trợ tốt hơn.

 

Nhằm bù lại thời gian tạm ngừng kinh doanh, các chuỗi cà phê đã đẩy mạnh các hoạt động thu hút khách hàng để trở lại phục vụ tốt hơn đồng thời kéo doanh thu cửa hàng lên. Vì vậy, không mất quá nhiều thời gian cho cuộc đua thị trường đồ uống để lấy lại vẻ sôi động vốn có của nó. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới với gần 100 triệu dân số và là thị trường được đánh giá cao về mức tiêu thụ. Quy mô thị trường cà phê Việt nam theo số liệu từ Statista năm 2019 đạt gần 5,6 tỷ USD, so với năm 2013 tăng hơn 2 lần.

 

Giá thị trường do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 bùng phát đầu năm nay đã giảm xuống mức 4,8 tỷ USD. Nhưng dự báo trong năm tiếp theo sẽ nhanh chóng tăng trưởng trở lại dự kiến năm 2025 đạt gần 8 tỷ USD.

 

Sự phục hồi nhanh chóng của thị trường chuỗi cà phê Việt

 

Ngay từ sớm, các chuỗi cà phê có thương hiệu đã nhìn thấy và nhanh chóng tận dụng thời cơ này điển hình như Coffee Beans and Tea Leaf, Dunkin Donuts, My Life Coffee, Gloria Jeans, McCafe, PJ’s là những cái tên ngoại đang cạnh tranh trực tiếp với những chuỗi cà phê nội bao gồm Highlands, Phúc Long, Trung Nguyên, Coffee House, King Coffee, Coffee Factory…

 

Trong số đó, vị trí số một từ lâu luôn thuộc về ông lớn Highlands về, lợi nhuận cùng quy mô doanh thu của 340 điểm bán trên khắp cả nước. Dù được tính là một thương hiệu trong nước nhưng bản thân Highlands lại được một công ty ngoại hỗ trợ sau lưng – Jollibee Group, ‘tay chơi khét tiếng’ về mô hình kinh doanh chuỗi nhà hàng tại Philippines. Gần 2.200 tỷ đồng được Jollibee chi ra để từng bước thâu tóm Highlands và nâng tỷ lệ sở hữu lên như thời điểm hiện tại ở mức 60%. Ông lớn này thậm chí đã từng có mong muốn đưa chuỗi cà phê số một Việt nam này lên sàn chứng khoán.

 

chuỗi cà phê lớn highlands

 

 

Năm 2019, Highlands Coffee đạt mức doanh thu 2.200 tỷ đồng, tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới trên mức tăng trưởng hiện ở 35%. Biên lợi nhuận gộp đang cải thiện dần qua từng năm với mức hiện tại đạt 69%. Tuy nhiên so với năm 2018 lợi nhuận sau thuế giảm 35% ở con số 84 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng giai đoạn năm 2017 – 2018 của Highlands đạt mức cao nhất 130 tỷ đồng.

 

Dấu hiệu khựng lại của người dẫn đầu thị trường chuỗi cà phê này có thể đến từ sự lấn áp trong tăng trưởng mạnh mẽ từ các thế lực nội khác. Điển hình như Starbucks, Phúc Long và The Coffee House là ba cái tên đáng chú ý. Các đơn vị này đều tỏ ra khá cân sức khi đều đạt đến quy mô doanh thu 700 – 800 tỷ đồng năm 2019.

 

Đối thủ nội “lăm le” vị trí ông vua của Highlands

 

Phúc Long là cái tên tăng trưởng mạnh mẽ nhất với doanh thu 779 tỷ đồng, tăng 65%; Theo sau sát nút là Starbucks và The Coffee House đạt 738 tỷ đồng và 863 tỷ đồng lần lượt tăng 32% và 29%. Nhưng chi tiết đang nói ở đây là cả Starbucks và Phúc Long đều có lợi nhuận tăng lên, nhưng The Coffee House lại bất ngờ báo lỗ lần đầu tiên trong nhiều năm gần đây với con số 81 tỷ đồng.

 

Mỗi chuỗi cửa hàng là một phong cách tương đối khác biệt nhau. Trà từng là sản phẩm đỉnh cao xu hướng trào lưu trong giới trẻ của Phúc Long. Công ty đã tận dụng rất rốt làn sóng này với cái nôi khai dinh từ Lâm Đồng để tiên ra thị trường phía Bắc và ngày càng mở rộng mạnh mẽ. Trong ngành đồ uống, Phúc Long đạt biên lợi nhuận gộp ở mức trung bình với khoảng 35%.

 

doanh thu các chuỗi cà phê lớn

 

 

Trong khi đó, Starbucks tập trung đẩy mạnh phát triển những thương hiệu cà phê ‘đặc sản” ở mỗi nước khác nhau và nâng cao trải nghiệm khách hàng, so với mặt bằng giá cả thị trường chung thì Starbucks cũng cao hơn. Tuy vậy, biên lãi gộp của Starbucks cũng không đạt mức cao do giá nguyên liệu chất lượng đắt đỏ khoảng 19%.

 

Trái ngược hoàn toàn, The Coffee House đạt mức biên lợi nhuận gộp thuộc hàng cao nhất thị trường ở con số trên 72% nhưng lại báo lỗ. Đơn vị này trong những năm gần đây thường xuyên tung nhiều khuyến mãi và luôn khuyến khích khách hàng trải nghiệm  app sản phẩm. Thực tế trên thị trường ứng dụng công nghệ số của các chuỗi cà phê thì lượt tải của The Coffee House đã vượt 100.000 lượt trên Google App.

 

Câu trả lời cho hiện tượng này, đây là chuỗi cà phê lớn đầu tiên trong thị trường không đưa cửa hàng lên các app giao nhận đồ ăn, thay vào đó The Coffee House tung ra app của riêng mình và sử dụng dịch vụ giao hàng trên đó. Theo quan điểm của lãnh đạo chuỗi cà phê, ông Đinh Anh Huân – Chủ tịch HĐQT Seedcom kiêm Chủ tịch HĐQT The Coffee House cho rằng: “Các thương hiệu kinh doanh đồ ăn thức uống chỉ có được giá trị ngắn hạn nếu sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn đốt tiến khuyến mãi như hiện nay, rồi sau này các ứng dụng cũng sẽ chi phối thương hiệu”. Hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn nghĩa là tự sát.

 

lợi nhuận trước thuế các chuỗi cà phê lớn

 

 

Đương nhiên phần hơn vẫn dành cho những cái tên thương hiệu trong nước đang chiếm thế thương phong trong cuộc chiến chuỗi cà phê. Bên cạnh việc tận dụng tốt lợi thế nước chủ nhà các chuỗi cà phê nội còn biết đem cái chất “của mình” vào trong từng sản phẩm vốn đã quen thuộc với những đồ uống truyền thống của người Việt Nam. Rõ ràng, bạn không thể vào Starbucks và gọi một ly đen đá không đường, điều này phần nào làm chuỗi nước ngoài giảm sức thân thiện với khách hàng.

 

Đơn cử như The Coffee Bean &Tea Leaf, tình trạng đóng bớt cửa hàng liên tục xảy ra trong những năm gần đây do hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Doanh thu của chuỗi cà phê này liên tục sụt giảm trong 4 năm gần đây, thậm chí lãi gộp còn không có. Trái lại, mức lỗ trong cả năm 2018 và 2019 gia tăng lên gần 30 tỷ đồng.

 

Trung Nguyên cũng là một ví dụ về việc không thanh công khi lỗ trong nhiều năm. Dù tăng trưởng doanh thu cộng thêm mức 65% mức duy trì từ biên lãi gộp những công ty Franchising vẫn ngày càng thua lỗ nặng. Chuỗi này đem về doanh thu trong năm gần nhất là 409 tỷ đồng và lỗ 50 tỷ đồng.