Hãng thời trang “máu mặt” tuyên bố đóng cửa hơn 1200 cửa hàng
Tình hình đại dịch cùng lệnh giãn cách xã hội đã khiến quy trình mua hàng hóa của người tiêu dùng có nhiều thay đổi. Bất kể là trong lĩnh vực gì, thay vì đến trực tiếp cửa hàng, xu thế mua hàng trực tiếp đều được dịp lên ngôi, buộc các tập đoàn phải định hướng lại bước đi của mình. Một trong số đó là Inditex – “mẹ đẻ” của Zara và nhiều thương hiệu lớn khác.
Inditex - công ty mẹ của nhiều thương hiệu thời trang danh giá. Nguồn: Internet
Inditex tìm cách tăng cường dịch vụ bán lẻ trực tuyến
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh số bán hàng của Inditex - tập đoàn bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là công ty mẹ của thương hiệu thời trang danh giá Zara đã giảm 44%. Với tác động nặng nề này, Inditex đang tìm cách tăng cường dịch vụ bán lẻ trực tuyến – xu hướng đang được người tiêu dùng ưu tiên làm “thượng sách”.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng, Inditex đã quyết định đóng cửa 1200 cửa hàng trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ chỉ tập trung diễn ra tại các nước châu Á và châu Âu.
Như vậy, việc cơ cấu lại số lượng cửa hàng của tập đoàn Inditex đã khiến số lượng cửa hàng giảm từ 7142 xuống còn 6700 cửa hàng, tuy nhiên tập đoàn cũng thuê mặt bằng kinh doanh vị trí đẹp để mở lại 450 gian hàng mới.
Dù cắt giảm số lượng cửa hàng, nhưng tập đoàn cam kết không sa thải nhân viên, giữ cho công việc của nhân viên được ổn định. Thay vào đó, nhân viên sẽ chịu trách nhiệm trong các công việc mới thuộc mảng bán hàng trực tuyến.
Zara định hướng lại mô hình kinh doanh do ảnh hưởng từ dịch. Nguồn: Internet
Đóng cửa do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19
Theo báo cáo của tập đoàn Inditex, khoản lỗ ròng của công ty đã lên đến 409 triệu euro chỉ trong quý đầu năm nay. Doanh số tháng 2 đến tháng 4 giảm 44% xuống còn 3,3 tỷ euro – “cục diện” Inditex chưa bao giờ đối mặt. Cho đến ngày 8/6, một phần tư cửa hàng thời trang thuộc tập đoàn này vẫn chịu cảnh im lìm không thể mở cửa.
Tuy nhiên, với “nước cờ” mới của mình, Inditex cho biết doanh số từ công tác bán hàng online đã cứu vãng tình thế, bù đắp cho khoản lỗ lớn của công ty trong suốt mấy tháng qua. Cũng nhờ đó, mà doanh thu của cửa hàng đã tăng 50% so với cùng kì năm ngoái và tận 95% do với thời điểm tháng 4 năm 2019. Quả là một con số không tưởng.
Các thương hiệu bán lẻ khác cũng buộc phải đóng cửa do dịch. Nguồn: Internet
Không chỉ Zara, các thương hiệu bán lẻ lớn khác cũng buộc phải đóng cửa
Dù có rất nhiều kỳ vọng cho việc sớm phục hồi, ổn định và phát triển. Nhưng, một sự thật không thể chối cãi là không ít chuỗi thương hiệu đã buộc phải đóng cửa hàng và định hình lại mô hình kinh doanh.
Tại Anh, mới đây thương hiệu thời trang Accesorize and Quiz cho biết họ sẽ hoàn tất đóng cửa các chi nhánh, theo đó, không ít nhân viên của cửa hàng sẽ mất việc với động thái này.
Không chỉ lĩnh vực thời trang, các lĩnh vực khác như F&B cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tập đoàn Restaurant đã xác nhận sau lệnh phong tỏa, sẽ có ít nhất 125 cửa hàng, chủ yếu đến từ các thương hiệu như Frankie& Benny và Garfunkel sẽ không mở cửa trở lại.
Với thông báo này, 3000 nhân viên sẽ có nguy cơ bị mất việc. Ngoài ra, chuỗi cửa hàng Wagmama của Restaurant cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ trong mùa dịch.
Để có thể cạnh tranh với các đối thủ đáng gờm trong ngành như H&M, The Uniqlo, hay các đối thủ mới chuyên cung cấp hàng hóa trên nền tảng online như Asos hay Boohoo... tập đoàn Inditex sẽ đầu tư 1 tỷ euro cho việc bán hàng online vào năm 2022 và chi thêm 1,7 tỷ euro để các cửa hàng tích hợp tốt hơn với các trang web nhằm phục vụ việc giao hàng nhanh hơn và theo dõi sản phẩm theo thời gian thực.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư