Hàng loạt thương hiệu thời trang Ý “run rẩy” trở lại
Những đại gia trong làng thời trang nước Ý như Gucci, Prada, Valentino... bất ngờ xuất hiện trở lại. Động thái này đang trở thành một dấu chấm hỏi lớn của các ông lớn trong ngành, nhất là khi cả thế vẫn đang lao đao vì dịch COVID-19.
Nguồn: Internet
Công ty thời trang của Ý tái khởi động mặc dịch chưa dứt
Đa số các thương hiệu danh giá của Ý đang dần khởi động trở lại sau gần 2 tháng đóng cửa để ngăn chặn tình trạng lây lan của dịch bệnh, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn có thể gặp phải.
Cả về mặt biểu tượng và kinh tế, ngành thời trang – may mặc của nước Ý được xem là viên ngọc sáng trong lĩnh vực sản xuất của quốc gia này. Vậy mà, những thương hiệu danh giá cũng không tránh khỏi vòng ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Dù vậy, ngày 4/5 - ngay khi các lệnh tạm ngừng một số hoạt động sản xuất, kinh doanh được gỡ bỏ, tâm trạng của các đại gia ngành thời trang đã có nhiều tín hiệu lạc quan. Chủ tịch Hiệp hội các công ty dệt may và thời trang của Ý Confindustria Moda - Claudio Marenzi hé lộ thông tin: “Chúng tôi đang tiếp cận giai đoạn này với cả sự nhiệt tình và lo lắng”.
Tự tin mở cửa, không quên nhận thức khó khăn đang đối mặt
Chỉ riêng Confindustria Moda đã đại diện cho 66.000 trong tổng số 80.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang, dệt may và phụ kiện của nước Ý, đa số là các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Hầu hết, các hệ thống, công ty thuộc Confindustria Moda đều có định hướng xuất khẩu cao, với doanh số bán ra nước ngoài với tỷ lệ phần trăm cao ngất ngưỡng – 66,3% trong tổng doanh thu bán hàng năm 2018.
Với lợi thế lớn khi vốn dĩ là viên ngọc quý và có một tập khách hàng nhất định, bền vững; Chủ tịch Marenzi cho biết: “Chúng tôi cảm thấy tự tin rằng mình sẽ nỗ lực hết sức và mong muốn sớm được mở cửa trở lại. Dù cho cố gắng nỗ lực là nguồn lạc quan lớn nhất lúc bấy giờ”. Tuy nhiên, theo như lãnh đạo của Confindustria Moda, quyết định hoạt động lại nhưng các công ty thuộc Hiệp hội vẫn nhận thức được những khó khăn, thử thách ở tình trạng hiện tại. Quyết định này có thể đúng hoặc sai, nhưng đó cũng là điều nghiễm nhiên sẽ xảy ra cho mỗi lần tái khởi động, phục hồi kinh tế nói chung và ngành thời trang, may mặc nói riêng.
Nguồn: Internet
Khó khăn trước mắt: Doanh thu sụt giảm, đối mặt nguy cơ đóng cửa
Doanh thu ngành dệt may và thời trang Ý mỗi năm thu về ít nhất 95,5 tỉ euro (tương đương 103,3 tỉ USD) cho nền kinh tế với nguồn nhân lực mỗi năm >580.000 lao động. Lợi nhuận càng lớn thì khi xảy ra những biến động, rủi ro cũng theo đó mà tăng cao. Dẫn chứng lớn nhất là doanh thu tổn thất trung bình của các hãng thời trang đạt khoảng 35% trong quý I/2020 – theo như kết quả khảo sát của Confindustria Moda.
Bên cạnh đó, các công ty thời trang cũng đồng loạt ghi nhận số đơn đặt hàng trung bình giảm 40,5% trong quý I/2020. Thậm chí, có ít nhất 80% công ty phải tiến hành trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên để xoa dịu tác động của dịch COVID-19.
Tồi tệ hơn thế, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà tổng quan cả năm 2020 cũng cho thấy biểu hiện không mấy khả quan. Theo Chủ tịch Marenzi, con số suy giảm 35% sẽ không dừng lại ở đó bởi dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra, kéo theo sự suy giảm của các ngành kinh tế liên quan, trong đó có ngành du lịch quốc tế. Ông Marenzi cũng nói thêm: “Sự vắng mặt ủa các quốc gia châu Á quan trọng như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật cũng như các nước Mỹ, Nga sẽ khiến tiêu dùng nội địa sụt giảm đáng kể.”
Đặc biệt, lĩnh vực bán lẻ đồ may mặc cũng đang chịu ảnh hưởng lớn nhất do lệnh hạn chế mở cửa đối với các cửa hàng bán lẻ. Đơn đặt hàng giảm, doanh thu giảm, thậm chí là không có doanh thu, nhưng mỗi tháng vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng kinh doanh thời trang, nhiều cửa hàng có nguy cơ phải đóng cửa để cứu vãn tình thế, đây thực sự là tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.
Nhiều công ty thời trang Ý đề nghị hỗ trợ từ chính phủ, trong đó bao gồm các yêu cầu gia hạn thanh toán đối với các khoản an sinh xã hội, thuế. Cùng với đó là chính phủ nên cung cấp các khoản tài trợ , cũng như chương trình tín dụng thuế trên 60% đối với các mặt hàng tồn kho.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư