Dịch vụ lau kính Golden Gate, The Coffee house bán café qua Tiki
Đây là những chuyển mình khá nhanh để thích ứng với bối cảnh dịch Covvid-19 của một số doanh nghiệm F&B. Hiện nay thị trường dịch vụ và ăn uống nước ta có 22.000 quán cà phê, 540.000 nhà hàng, cùng quầy bar với tổng doanh thu chạm mốc 200 tỷ đô năm 2019, tăng 34% so với năm 2018. Dự báo năm 2023 doanh thu của ngành này có thể đạt 408 tỷ đô.
Trải nghiệm thói quen khách hàng hậu Covid-19
Nhiều cửa hàng, chuỗi nhà hàng ăn uống được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, không ít nơi đã lâm vào tình huống khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, phải trả lại mặt bằng cho thuê kinh doanh hoặc tạm đóng cửa.
Trước khi Covid-19 tái bùng phát tại Thành phố Đà Nẵng, cơ bản Việt Nam được xem là đã khống chế được dịch, nhưng có phải cứ hết dịch các dịch vụ ăn uống hoạt động trở lại, khách hàng sẽ quay trở lại như trước hay không? Thói quen tiêu dùng, ăn uống của người tiêu dùng đã thay đổi khá nhiều. Do đó, chìa khóa giúp doanh nghiệp F&B khôi phục lại việc kinh doanh chính là hiểu được nhu cầu mới của khách hàng.
Qua chia sẻ của chị Hạnh – một nhân viên văn phòng tại Quận 3 cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội chị đều phải tự tay chuẩn bị các bữa ăn của bản thân và gia đình do các hàng quán đóng cửa. Và việc nay đã trở thành thói quen của chị ngay cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát. “ Bình thường đi làm buổi trưa tôi sẽ đặt cơm về ăn hoặc ra quán gần công ty ăn cơm thì bây giờ tôi mang cơm đi làm”, chị Hạnh cho biết.
Những số liệu khảo sát về tích trữ chi phí cho thấy người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, họ cố gắng tích trữ càng nhiều càng tốt hay sống thanh đạm hơn. Ngay trong hội thảo “Trải nghiệm khách hàng hậu Covid-19” cũng đưa ra các nhận định tương tự từ các chuyên gia cho rằng: “hành trình khách hàng” từ lĩnh vực thời trang đến nhà hàng cũng sẽ hoàn toàn thay đổi.
Founder & CEO CemPartner Nguyễn Dương
Theo ông Nguyễn Dương – Founder & CEO CemPartner nhấn mạnh: “Doanh nghiệp sẽ chết chắc nếu cứ ngồi chờ và tự nhủ rằng mình cứ cung cấp trải nghiệm tốt nhất ở cửa hàng hay nhà hàng. Chỉ có một chỗ để bạn có thể “chạm” tới khách hàng đó là giao đến tận nhà họ. Công ty delivery, take away chính là mục tiêu mà các nhà hàng đã hướng đến. Như vậy, doanh nghiệp cũng phải định nghĩa lại rằng hành trình khách hàng đã thay đổi.”
Do thắt chặt chi tiêu, khách hàng bên cạnh xu hướng ăn tại nhà hậu dịch thì việc sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn cũng là một xu hướng tiêu dùng mới, được ghi nhận tăng đột ngột của người dân. Tại một số nhà hàng, việc bán hàng online trước kia không phải là thế mạnh thì hiện nay đây là chiến lược chủ chốt nhằm tiếp cận khách hàng tốt hơn.
“Doanh thu online của chúng tôi so với trước dịch tăng đến 100%. Trong tương lai, để thu hút khách hàng tiềm năng, khách hàng trẻ chúng tôi phải tiếp tục đẩy mạnh doanh thu online hơn nữa.”, lời chia sẻ qua cuộc phỏng vấn giữa VTV với anh Nguyễn Mạnh Thắng – quản lý chuỗi phở Kao.
Trong một nghiên cứu mới nhất của Nielson – công ty nghiên cứu thị trường cho thấy, 64% người tiêu dùng khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn tận nhà thường xuyên hơn thời điểm trước dịch Covid-19. Điều này cho thấy sự thay đổi là cần thiết cho các đơn vị kinh doanh ăn uống để có thể thích nghi với thay đổi trên thị trường và khả năng số hóa, từ đó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Theo Tổng giám đốc D’Corp R-Keeper Việt Nam, ông James Dương Nguyễn phân tích: “Những doanh nghiệp trước kia chưa có điều kiện thì bây giờ sẽ phát hành những chương trình tương tác, những app chăm sóc khách hàng tốt hơn, để khi khách hàng trở lại họ sẽ trong tư thế sẵn sàng tương tác và hoạt động mà không cần chờ đợi hay thử nghiệm”.
Tổng giám đốc D’Corp R-Keeper Việt Nam, ông James Dương Nguyễn
Rõ ràng tác động của Covid-19 đã tạo cú hích buộc công nghệ phải hiện diện nhiều hơn trong ngành dịch vụ ăn uống. Giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại được kết nối mạng, người tiêu dùng có thể ngồi ngay ở nhà đặt xe, đặt đồ ăn và rất nhiều dịch vụ khác. Tuy đem đến thiệt hại không nhỏ như dịch Covid-19 cùng là cơ hội cho các doanh nghiệp F&B chuyển mình thay đổi nhanh hơn hậu dịch.
Sự chuyển mình nhanh chóng của doanh nghiệp F&B
Là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của Seedcom và được công nghệ hỗ trợ mạnh, chuỗi cà phê The Coffee House trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua đã thích ứng khá nhanh. Người tiêu dùng thông qua ứng dụng có thể đặt trước đồ uống và lấy đồ ngay tại cửa hàng thay vì phải đợi 10 – 15 phút như mua hàng thông thường. Chi phí vận hàng từ đó được tối ưu hóa nhờ áp dụng giải pháp này, bên cạnh giá tăng trải nghiệm khách hàng.
Đa dạng hóa các kênh bán hàng cũng là một trong những hướng đi mà chuỗi cà phê này lựa chọn để tiết kiệm chi phí, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ nêu trên. Vì trên thực tế, nguồn thu duy nhất trong suốt thời gian giãn cách xã hội giúp chuỗi cà phê này tồn tại chính là giao hàng trực tuyến. Doanh thu cũng tăng 150% từ các nền tảng online hậu dịch Covid-19.
“Giao hàng tận nơi, khách hàng tự đặt hàng qua app, mở rộng bán hàng thương mại điện tử như hợp tác với Tiki… là các kênh bán hàng mà chúng tôi đẩy mạnh”, chia sẻ của Quản lý khu vực miền Bắc Chuỗi cà phê The Coffee House – anh Chu Duy Tú.
Ông lớn Golden Gate chuyển mình khác lạ
Tập đoàn Golden Gate cũng lựa chọn riêng cho mình một phương án là thay đổi thực đơn phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Theo giám đốc vận hành Tập đoàn Golden Gate – ông Hoàng Quốc Khánh phân tích rằng, đơn vị cũng đưa ra những khảo sát, nghiên cứu hành vi tiêu dùng khách hàng để từ đó gia tăng chất lượng sản phẩm khách hàng thường dùng và giảm thiểu những sản phẩm ít được sử dụng để đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt nhất mà không cần cắt giảm nhân sự hay chất lượng.
“Thói quen người tiêu dùng cùng đang ngày càng chú trọng hơn đến sức khỏe của mình, nên chúng ta sẽ có những gợi ý, phiên bản, những chia sẻ thông tin hơn thay vì menu truyền thống”, giảng viên Đại học Ngoại thường – ông Nguyễn Huyền Minh phân tích.
Đây chính là thời điểm vàng để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng rà soát lại quy trình vận hành trên nền tảng là ngành hàng nâng niu trải nghiệm, cũng như củng cố dịch vụ và chất lượng của mình.
“Những khách hàng nào đeo kính đi ăn lẩu thì chúng tôi có dịch vụ lau kính cho khách hàng bởi hơi nước bốc lên sẽ làm mờ kính. Chúng tôi có những bình nước được bố trí sẵn chứ không cần phải gọi mới có như thông thường ở những nơi khác”, ông Khánh nhấn mạnh.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư