Dịch Covid-19 hạ nhiệt, mặt bằng bán lẻ vẫn còn ảm đạm

 

Lệnh giãn cách xã hội đã được chính thức thực thi khoảng 2 tuần, nhiều con đường, khu vực đã trở nên nhộn nhịp hơn, quay về với trạng thái trước dịch của nó. Tuy nhiên, song song đó vẫn có nhiều hộ kinh doanh, cửa hàng bán lẻ chịu cảnh im lìm, ảm đạm, giá thuê giảm mạnh vẫn không tìm được khách thuê.

 

thuematbang.com.cho thuê mặt bằng kinh doanh ế ẩm

Nguồn: Internet

 

Treo bảng cho thuê nhà nhưng mãi vẫn không có khách thuê

 

Nhiều tuyến đường lớn trung tâm TP HCM như Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Tự Trọng... vốn sầm uất, nhưng nay hàng loạt tấm bảng cho thuê mặt bằng vẫn treo đầy khắp phố lớn, phố nhỏ. Dù vậy, mặt bằng vẫn luôn trong tình trạng trống suốt, không tài nào tìm được khách thuê.  

 

Tiêu biểu là tuyến đường Nguyễn Trãi – quận 1, các dãy nhà nối nhau đóng cửa im lìm, trên nhà dán chồng chất những tấm biển liên hệ từ môi giới đến chính chủ. Nhưng đâu cũng vào đấy, không có khách vẫn hoàn không có khách.

 

Tình trạng không tìm được khách thuê, để nhà trống trên các tuyến đường này đã xuất hiện từ sau Tết 2020, cụ thể là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ.

 

Lý giải nguyên nhân Covid-19 đã hạ nhiệt, mặt bằng bán lẻ vẫn còn ảm đạm

 

Nhiều chủ cửa hàng cho biết, các tuyến đường lớn dường như là vị trí đắc địa, và là tâm điểm cho nhiều thương hiệu tên tuổi đến thuê mặt bằng kinh doanh, do đó giá thuê mặt bằng cũng không hề thấp. Trung bình giá thuê tại đường Nguyễn Trãi quận 1 có giá dao động từ 6000-8000 USD/ tháng. Với mức phí khủng như vậy, cũng dễ hiểu khi tập khách hàng của những mặt bằng này cũng kén chọn hơn cả.

 

thuematbang.com.vn - không có khách thuê mặt bằng hậu dịch covid 19

 

Thêm vào đó, dù dịch bệnh tại nước ta cũng đã hạ nhiệt, nhưng hệ lụy mà nó mang lại là không hề nhỏ, nhu cầu khách thuê giảm mạnh, lượng du khách quốc tế giảm đáng kể nếu không muốn nói là không còn dẫn đến tình trạng kinh doanh ế ẩm, kéo theo nhiều ngành nghề liên quan bị ảnh hưởng trầm trọng. Nhiều cửa hàng bán lẻ không đủ sức chống trả, nguồn thu bằng 0 nhưng tiền chi thì không tưởng nên buộc phải đồng loạt trả lại mặt bằng.

 

Ngoài ra, để thu hút khách thuê, nhiều chủ nhà vẫn tiếp tục giảm giá thuê từ 10 – 30% so với giá trước đây nhưng vẫn tiếp tục không có khách. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý quan ngại khi dịch bệnh vẫn có thể tái diễn một cách phức tạp, nhất là khi trên thế giới dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, lượng du khách không thể trở lại như trước.

 

Khách thuê mặt bằng bán lẻ chịu gánh nặng doanh thu xấu

 

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, thị trường mặt bằng bán lẻ doanh nghiệp và hộ kinh doanh gặp khó khăn, doanh thu bị ảnh hưởng, do đó tình trạng trả mặt bằng đồng loạt xuất hiện.

 

Khảo sát của CBRE Việt Nam cho thấy 79% khách tham gia khảo sát lo lắng doanh thu 6 tháng cuối năm sẽ xấu đi đáng kể; 43% khách cho rằng doanh thu năm 2020 sẽ giảm từ 10-30%.

 

Một sự thật đáng buồn là 61% khách thuê cho biết vẫn chưa nhận được hỗ trợ từ chủ nhà và 27% khác mong đợi chủ nhà hỗ trợ nhiều hơn vì để có thể chống cự qua đại dịch.

 

Theo như ghi nhận thực tế, đối tượng trả mặt bằng chủ yếu là các đơn vị, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, không đủ tiềm lực, vốn duy trì hoạt động kinh doanh trong dài hạn.

 

Liệu có sự hỗ trợ nào từ Chính phủ và chính quyền quản lý địa phương?

 

Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh, sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19; trong đó có hai gói hỗ trợ quan trọng gồm gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng gói tín dụng 250.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch.

 

Tuy nhiên, các gói hỗ trợ kinh tế chỉ mới chủ yếu tập trung ưu tiên cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghiệp, sản phẩm cơ khí trọng điểm... Còn đối với việc hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân kinh doanh bán lẻ, nhà hàng, quán ăn thì chưa có một chính sách cụ thể.

 

Một số chính quyền địa phương cũng có thể cân nhắc đến việc hỗ trợ đơn vị, cá nhân kinh doanh thông qua hình thức miễn phí môn bài nhưng thực tế phí này cũng không lớn lắm. Hoặc chính quyền cũng có thể giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm chịu thuế cao.  

 

Tình trạng ảm đạm này sẽ còn kéo dài, bởi dịch Covid-19 đã vô tình trở thành thời cơ vàng cho các mảng thương mại điện tử, xu hướng bán hàng online phát triển. Đây là một xu thế tích cực, phù hợp với thời đại công nghệ như hiện nay. Các mặt tiền đắc địa rất có thể không còn chiếm thế độc tôn trong kinh doanh bán lẻ như xưa.