Đại chiến TÌM TRỌ đầu năm: Kiếm từ mùng 8 Tết vẫn chưa có, lơ ngơ là mất tiền cọc (P.1)

 

Thông báo về việc học sinh, sinh viên bắt đầu đến trường học thay vì học online đã được các trường đồng loạt gửi đến quý phụ huynh những ngày cận Tết. Đây cũng là thời điểm sinh viên ráo riết tìm phòng trọ mới…

 

>>> Khối tài sản tiền tỷ của chàng sinh viên 9X ở nhà thuê, để tiền đầu tư BĐS

 

Câu chuyện sinh viên tìm trọ từ lâu luôn được cộng đồng mạng quan tâm bởi rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra mà chính người trong cuộc cũng phải… bó tay.

 

Suốt hơn 9 tháng học online tại nhà vì dịch bệnh Covid, nhiều bạn sinh viên đã quyết định trả phòng trọ vì không muốn mất thêm chi phí khi không còn ở lại nơi học. Mặt khác, các bạn cũng nghĩ rằng sẽ còn rất lâu mới đi học lại nên pass phòng là đúng. Nhưng khi thông tin đồng loạt mở cửa lại trường học thì một cuộc đại chiến tìm trọ cũng chính thức bắt đầu.

 

Đại chiến TÌM TRỌ đầu năm Kiếm từ mùng 8 Tết vẫn chưa có, lơ ngơ là mất tiền cọc

 

Đại chiến TÌM TRỌ đầu năm Kiếm từ mùng 8 Tết vẫn chưa có, lơ ngơ là mất tiền cọc

 

(Ảnh minh họa) Nhiều sinh viên Hà Nội đi tìm phòng trọ khi biết tin các trường sẽ đi học offline

 

 

1. Tìm trọ từ mùng 8 Tết vẫn không có phòng

 

Vào khoảng tháng 8 – 9 hằng năm, các sinh viên thường sẽ ráo riết đi tìm phòng trọ thời gian này. Nhưng năm 2022 này lại rất đặc biệt, mùa tìm trọ lại bắt đầu từ rất sớm, nhiều bạn chia sẻ đã đi tìm phòng từ mùng 7, mùng 8 Tết vì sợ không tìm được phòng ưng ý do nhu cầu tăng cao.

 

Chia sẻ của bạn Thanh Huyền (sinh viên trường Đại học Mở, Hà Nội): “Trường thông báo sau Tết vẫn học online nhưng sẽ sớm quy lại trường học nên mình quyết định lên Hà Nội sớm để có thời gian đi tìm phòng trọ. Vì nhiều trường học cũng mở cửa lại cùng lúc nên nếu không lên sớm sợ là không có phòng phù hợp”.

 

Đại chiến TÌM TRỌ đầu năm Kiếm từ mùng 8 Tết vẫn chưa có, lơ ngơ là mất tiền cọc

 

Đại chiến TÌM TRỌ đầu năm Kiếm từ mùng 8 Tết vẫn chưa có, lơ ngơ là mất tiền cọc

 

Ảnh: Nhiều sinh viên lên thành phố sớm để tìm được phòng ưng ý

 

 

Những bạn tân sinh viên luôn là đối tượng bỡ ngỡ và nhiều tâm trạng lo lắng nhất khi lên thành phố tìm phòng trợ. Bởi đường xá, giá thuê, nhà ở, khu vực… đối với các bạn ấy đều mới mẻ, lạ lẫm sẽ khiến các bạn băn khoăn không biết nên lựa chọn như thế nào để phù hợp với mình.

 

“Chỗ ở là nơi gắn bó với mình có thể suốt quãng đường đi học sinh đại học và cả đi làm nên cực kỳ quan trọng. Lựa chọn không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến việc học tập và cả sinh hoạt cá nhân, hay thậm chí là các mối quan hệ khi bạn ở chung. Vì vậy nên mình quyết định chụp lại hình các căn phòng đã đến xem để gửi cho người thân tham khảo ý kiến hoặc đi cũng các anh chị đang ở cùng khu vực để họ có những cái nhìn chính xác nhất. Nếu chưa hợp lý thì có thể đi tìm nơi khác tránh mất thời gian”, bạn Nhất Duyên (sinh viên năm nhất Học viên Tài chính) chia sẻ.

 

Đại chiến TÌM TRỌ đầu năm Kiếm từ mùng 8 Tết vẫn chưa có, lơ ngơ là mất tiền cọc

 

Ảnh: Các mẫu phòng trọ rất đa dạng nhưng cần phải xác định đúng nhu cầu và điều kiện kinh tế

 

 

Tiết kiệm tiền thuê nhà là một trong những ưu tiên hàng đầu được số đông sinh viên lưu tâm bởi giá cả đô thị ngày càng tăng kéo theo phí sinh hoạt cũng không dễ chịu gì. Vì vậy, mô hình ở ghép được nhiều bạn lựa chọn, nhất là những bạn đã quen nhau từ trước hay bạn học cùng trường, những người dễ liên lạc để ở ghép.

 

Khi đó, một bạn sinh viên khi ở ghép sẽ chỉ phải chi khoảng 1,5 – 5 triệu tiền phòng trọ (đã bao gồm tiền phòng, điện nước, các phí sinh hoạt khác). Và nếu biết tìm phòng thì con số này thậm chí có thể rẻ hơn nhiều. Với thị trường BĐS phát triển đi đôi với nhu cầu ở ngày càng tăng, các mô hình trọ hiện nay rất đa dạng từ ký túc xá, chung cư mini, căn hộ đến cả nhà nguyên căn ở thành phố được không ít bố mẹ đầu tư thuê hẳn cho con cái sinh sống đi học.

 

Đại chiến TÌM TRỌ đầu năm Kiếm từ mùng 8 Tết vẫn chưa có, lơ ngơ là mất tiền cọc

 

Ảnh minh họa: Đã qua cái thời ăn ở tạm bợ, sinh viên thời nay sống trọ khá thoải mái, có khi còn nhiều tiện nghi hơn khi ở nhà

 

 

2. Dở khóc dở cười khi tìm trọ: Lơ ngơ là mất vài triệu tiền cọc

 

Sinh viên hiện nay không khó để tìm kiếm thông tin thuê trọ giá rẻ như hỏi thăm người quen, đi tìm trực tiếp qua các biển quảng cáo treo, qua môi giới, các sàn thương mại, trang web. Nhưng phổ biến nhất vẫn là qua mạng xã hội. Tuy nhiên, những điều tiện lợi luôn đi đôi với không ít rủi ro tiềm ẩn.

 

Sau quãng đường hơn 7 tiếng ngồi xe đò, Như Ngọc đã mất 3 ngày vẫn chưa tìm được phòng trọ ưng ý mặc dù bạn đã lên Hà Nội từ mùng 8 Tết: “Thay vì kiếm trên mạng xã hội thì mình thích đi tìm trọ trực tiếp hơn vì như vậy mới biết thêm nhiều địa điểm gần trường tiện đi lại.

 

Nhưng loay hoay qua mấy chục con ngõ hẻm thì cũng chỉ có vài biển quảng cáo treo cho thuê trọ nhưng vẫn chưa ưng ý mình vì giá thuê quá cao so với hiện trạng nơi ở. Nên cất công 3 ngày nay vẫn chưa chốt được căn nào ưng ý”.

 

Đại chiến TÌM TRỌ đầu năm Kiếm từ mùng 8 Tết vẫn chưa có, lơ ngơ là mất tiền cọc

 

Ảnh. Đi theo những tấm biển là cách tìm phòng trọ truyền thống của nhiều bạn sinh viên

 

Còn tiếp...