Cửa hàng tiện lợi và chợ truyền thống: Cộng sinh hay đối kháng?
Cuộc chiến không hồi kết giữa cửa hàng tiện lợi và chợ truyền thống đã kéo dài gần 10 năm nay. Gần đây, cuộc chiến này lại thêm sôi sục bởi mô hình bán lẻ hiện đại không ngần ngại xâm lấn vào lãnh địa của các khu chợ truyền thống. Chợ truyền thống đang dần trở nên “mong manh” hơn khi phải đối đầu với hệ thống kinh doanh tiện lợi, hiện đại.
Mô hình hiện đại “đón lõng” thị trường bán lẻ
Tại TP HCM, các mô hình bán lẻ hiện đại đang tấn công chợ truyền thống một cách nhanh chóng và gấp rút. Không chỉ ở các tuyến đường chính, thậm chí ngay ở những góc chợ vẫn xuất hiện đầy rẫy những chuỗi cửa hàng tiện lợi như: Satra food, Bách Hóa Xanh...
Tại sao lại như vậy? Các hệ thống, chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại đang muốn tiếp cận nhiều hơn các bà nội trợ và người tiêu dùng bình dân, đây chính là đối tượng tiêu dùng số đông và trực tiếp cho thị trường này. Mà những đối tượng này vốn dĩ là khách hang “trung thành” của chợ truyền thống.
Xem thêm: VIỆT NAM – “MIỀN ĐẤT HỨA” CHO CÁC ĐẠI GIA BÁN LẺ
Đến nay, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có hơn 3000 cửa hàng tiện lợi, tăng gấp đôi so với hai năm trước đây, có hơn 8.000 khu chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ. Nếu chỉ nhìn qua những con số này, mô hình chợ truyền thống vẫn đang ở vị thế áp đảo. Tuy nhiên, mô hình cửa hàng tiện lợi vẫn đang trong trạng thái bứt tốc về số lượng và nhanh nhạy trong cách đón lỏng lượng khách hàng của chợ truyền thống.
Chợ truyền thống dần trở nên “mong manh”
Con số thống kê vẫn cập nhật tỷ lệ 70% người tiêu dùng mua hàng qua chợ truyền thống. Tuy nhiên giá trị tiêu dùng tuyệt đối ở chợ đang là một vấn đề khiến nhiều tiểu thương phải đau đầu.
Số liệu thống kê cho thấy lượng chợ truyền thống ở TPHCM đang có chiều hướng ngày càng giảm. Nếu như năm 2005 có trên 300 chợ, cho đến nay chỉ còn khoảng hơn 200 chợ, trong đó có 38,2% chợ “lớn tuổi” xây dựng trước năm 1975 đang xuống cấp.
Một vài minh chứng điển hình:
Ông Huỳnh Tấn Thanh, phụ trách kinh doanh chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình cho biết: “Năm 2019 khoảng 30% tiểu thương tạm ngưng kinh doanh, bỏ quầy sạp do tình trạng kinh doanh quá ế ẩm”.
Theo đại diện Ban quản lý chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh - Ông Trần Thanh Nguyên cho biết, hiện nay có 1.084 quầy sạp đang kinh doanh so với con số 1.368 quầy sạp đăng ký kinh doanh trước đây.
Chợ truyền thống vẫn có đối tượng khách hàng của riêng mình và chưa đến mức phải báo động đỏ cho sự tồn vong. Nhưng rõ ràng, chợ truyền thống đang ngày một trở nên mong manh, nhất là ở các đô thị, thành phố lớn. Nếu chỉ là sân sau và thu gom phúc lợi vương vãi từ các cửa hàng tiện lợi thì có lẽ chợ truyền thống sẽ phải tính đến bài toán sinh tồn trong một sớm một chiều.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư