Cú hích của Apple: BĐS Công nghiệp Việt Nam có lên ngôi?
Bất động sản công nghiệp Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhất là khi ngày càng có nhiều gã khổng lồ công nghệ đang dịch chuyển nhà máy từ các quốc gia khác sang Việt Nam, trong đó có Apple, Google và Microsoft.
Nguồn: Internet
Kể cả Google lẫn Microsoft đều có kế hoạch “đánh chiếm” ở Việt Nam
Đầu năm 2020, tờ báo Nikkei Asian Review dẫn nguồn tin cho biết Google đang có kế hoạch hợp tác với các nhà máy Việt Nam để sản xuất Pixel 4A, một trong những mẫu điện thoại thông minh giá rẻ mới nhất của hãng vào tháng 4/2020. Nguồn tin cũng cho rằng dòng điện thoại Pixel 5 tiếp theo cũng dự kiến được thực hiện bởi các đối tác tại Việt Nam.
Không chỉ Google, hãng Microsoft cũng đang trên con đường thực hiện kế hoạch sản xuất máy tính để bàn và laptop mẫu mã mới tại các nhà máy ở miền Bắc, dự kiến được tiến hành vào quý 2 năm nay. Một nhà lãnh đạo ẩn danh cho hay sản lượng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam ban đầu chỉ ở mức khiêm tốn, nhưng chắc chắn trong tương lai sẽ nhanh chóng tăng lên, bởi đây là hướng đi mà Microsoft mong đợi.
Trong suốt nhiều năm qua, hầu như các thiết bị thông minh như laptop và máy tính để bàn đều tập trung sản xuất ở các nhà máy tại Trung Quốc. Việc quá phụ thuộc vào một quốc gia từ lâu đã trở thành mối quan tâm lớn của các ông lớn công nghệ. Thêm vào đó, cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra cùng với đại dịch COVID bùng nổ càng đẩy tình tiết này lên cao trào khi các nước Đông Nam Á đang ghi nhận dòng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang, trong đó có Việt Nam.
Với tầm nhìn xa trông rộng, nên ngay cả khi Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu, cả Google và Microsoft vẫn không có ý định cân nhắc lại việc dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận khác.
Tín hiệu từ Apple nung nấu niềm tin trỗi dậy của BĐS công nghiệp
Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao tin đồn cho rằng Apple đang lên kế hoạch mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Tin đồn này xuất hiện do động thái liên tục tuyển dụng nhân sự ở nhiều vị trí tại Hà Nội và TP HCM của hãng táo khuyết từ đầu tháng 2 cho đến nay.
Một vài vị trí đang được tuyển dụng nhiều nhất có thể kể đến như: kỹ sư, quản lý cho các bộ phận màn hình, phần mềm, vận hành và bộ phận phát triển sản phẩm. Cũng giống như bất kỳ công ty nào, Apple cũng đưa ra các tiêu chí để tuyển dụng như ứng viên phải có kinh nghiệm ít nhất từ 3-5 năm, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát… Ngoài ra, mô tả công việc cũng cho biết nhân sự được tuyển dụng sẽ có quyền tham gia trực tiếp vào quá trình đảm bảo nguồn cung, phát triển sản phẩm,…
Nguồn: Internet
Động thái này càng góp phần củng cố khả năng Apple sẽ dịch chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam - nơi có những lợi thế về logistics, lao động có tay nghề cao, lương nhân công thấp, các chi phí khác cũng thấp hơn so với các quốc gia chung khu vực.
Năm ngoái tờ Nikkei cũng đã đưa tin Apple đã thử nghiệm sản xuất Airpod tại Việt Nam. Động thái này được xem là nước đi mới của hãng trong việc đa dạng hóa nơi sản xuất thay vì chỉ tập trung vào một quốc gia nhất định.
Được biết, GoerTek – một đối tác của Apple tại Trung Quốc, đối tác này cũng hiện đang có hai nhà máy tại Việt Nam, cụ thể ở KCN Quế Võ (Bắc Ninh). Các khu công nghiệp miền Bắc là nơi tập trung nhiều nhà máy của các ông lớn công nghệ như Samsung, Microsoft, Google...
Liệu đây có phải là cơ hội mới cho BĐS công nghiệp Việt Nam?
Có thể nói thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam là một mảnh đất trù phú, giàu tiềm năng và nhiều cơ hội phát triển. Thật không quá bất ngờ khi ngày càng có nhiều gã khổng lồ công nghệ lựa chọn Việt Nam là nơi gửi gắm kì vọng vào những thành quả xuất sắc trong tương lai.
Minh chứng lớn nhất là ngay giữa đại dịch, khi các nhà máy tại Trung Quốc của nhiều công ty công nghệ phải chịu cảnh đóng cửa không lối thoát. Trong khi đó, Samsung – công ty công nghệ hàng đầu Hàn Quốc vẫn vận hành tốt dây chuyền sản xuất của mình tại nhà máy ở Bắc Ninh, Việt Nam. Không những thế, hãng còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa duy trì nguồn cầu, góp phần giữu vững lợi nhuận trong bối cảnh khủng hoản hiện tại.
Quỹ đất cho bất động sản công nghiệp ngày càng mở rộng, chi phí lao động thấp, song song đó là những lợi thế về giá thuê đất khu công nghiệp khá thấp so với các nước khác trong khu vực, nguồn nhân lực dồi dào nhưng sở hữu tay nghề không hề thua kém bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam tạo nhiều điều kiện liên quan đến thuê suất như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% vào năm 2016 cho tất cả các tập đoàn, công ty nước ngoài để thu hút thêm đầu tư ngoại. Đồng thời, các công ty trong các KCN cũng hưởng được nhiều ưu đãi đi kièm, như miễn thị thực, giảm thuế,…
Theo như nhiều chuyên gia đánh giá, Tổng công ty cao su Việt Nam, Công nghiệp Tân Tạo, Tổng công ty Kinh Bắc và Công ty cổ phần đầu tư sẽ là những cái tên hứa hẹn được hưởng lợi nhiều nhất nếu các ông lớn công nghệ xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Do các công ty này đều có quỹ đất khá lớn, cơ sở hạ tầng chất lượng cùng vị trí địa lý, giao thông thuận lợi.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư