COVID-19: Thúc đẩy thương mại điện tử, tấn công bán lẻ truyền thống
COVID-19 bùng nổ dần cho thấy xu hướng thúc đẩy thương mại điện tử và tấn công các kênh bán lẻ truyền thống, số lượng doanh nghiệp lĩnh vực F&B tham gia các ứng dụng giao hàng tăng mạnh hơn bao giờ hết.
Nguồn: Internet
Bối cảnh thiệt hại các kênh bán lẻ phải gánh chịu
Đại dịch COVID-19 ảnh hướng tới kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, hoạt động kinh tế không có nhiều gián đoạn và vẫn có nhiều cơ hội quay trở lại sau dịch.
Theo báo cáo quý I/2020 của thị trường bán lẻ tại Hà Nội: Không có dự án mới tung ra trong quý đầu. Nguồn cung duy trì ở mức 1,6 triệu m2, ổn định theo quý, tăng 13% theo năm. Giá mặt bằng kinh doanh cho thuê trung bình ở tầng trệt giảm -2% theo quý, -4% so với cùng kỳ năm ngoái; công suất thuê giảm -1% theo quý nhưng vẫn ổn định theo năm.
Các nhà bán lẻ đã dần vắng khách hơn kể từ khi dịch bắt đầu bùng nổ và giảm mạnh khi xuất hiện những ca lây nhiễm đầu tiên vào khoảng giữa tháng 3. Đỉnh điểm là khi công văn của Chính phủ yêu cầu mọi hoạt động kinh doanh tại các nhà hàng, khu vui chơi, rạp chiếu phim và trung tâm thể thao được ban hành, mọi hoạt động đều phải tạm ngừng.
Kênh siêu thị lóe sáng, tăng trưởng đến 20%
Báo cáo thị trường bán lẻ của Savills cho biết, 55% khách thuê có doanh thu giảm mạnh trên 50% so với quý trước. Trong khi các ngành hàng đều bị ảnh hưởng tiêu cực; thì các kênh siêu thị vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 20%. Và với diễn biến hiện tại, trong ngắn hạn, diện tích mặt bằng trống tại các trung tâm sẽ tăng đáng kể.
Nguồn: Internet
Hầu như các thương hiệu nổi tiếng rất lo ngại bị mất tiền cọc hoặc các rủi ro về pháp lý, nên đều nhanh chóng đưa ra được biện pháp ứng phó, nhờ đó mà công suất của trung tâm mua sắm vẫn ở mức cao. Các hệ thống bán lẻ bên ngoài trung tâm đều tạm ngưng đóng cửa trên diện rộng. Bán lẻ mặt phố là đối tượng bị ảnh hưởng trầm trọng trước nhất so với bán lẻ tại các trung tâm thương mại.
Đối với các thương hiệu bán lẻ vừa và nhỏ khác cũng cho biết doanh thu giảm mạnh 50% trong khi giá thuê mặt bằng kinh doanh chiếm đến 50% tổng chi phí hoạt động mỗi tháng. Các chủ cửa hàng đề xuất miễn giá thuê cả trong thời điểm hiện tại lẫn 3-12 tháng sau dịch do hệ lụy không có doanh thu trong nhiều tháng sau Tết. Vẫn có chủ nhà chấp nhận giảm 20-30% giá thuê, nhưng cũng có người kiên quyết không giảm giá mặc cho chủ kinh doanh tuyên bố trả lại mặt bằng.
Kênh siêu thị được ưa chuộng hơn do thói quen tích trữ
Do nhu cầu tích trữ dự phòng của người dân đã dẫn đến số lượng các lượt mua sắm giảm xuống, nhưng số lượng sản phẩm mỗi lần mua lại tăng nhanh đáng kể tại các đại siêu thị và siêu thị. Các kênh này được ưa chuộng hơn so với mô hình cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng mặt phố, do có nguồn cung sản phẩm lớn, mức giá rẻ hơn, cộng thêm các dịch vụ giao hàng tận nhà vẫn được duy trì.
Thương mại điện tử một bước lên mây
COVID-19 đang dần thúc đẩy các kênh thương mại điện tử phát triển, khiến cho mô hình bán lẻ truyền thống lung lay. Khoảng 28% các nhà bán lẻ đang kết hợp cả hai kênh bán lẻ trực tuyến và trực tiếp, đồng thời cũng có 28% chỉ hoạt động trên các nền tảng trực tuyến.
Nguồn: Internet
Doanh thu của các cửa hàng thông qua các kênh thương mại điện tăng lên đến 30%. Sở dĩ thương mại điện tử được nâng cao là nhờ lệnh cách ly xã hội, hạn chế ra ngoài của chính phủ. Ngoài ra hơn 68% dân số Việt Nam đang sử dụng internet cũng là một lợi thế lớn giúp thương mại điện tử phát triển.
Số lượng doanh nghiệp F&B kết nối với các ứng dụng giao hàng tăng nhanh để vớt vát lợi nhuận. Các thương hiệu dù là cao cấp hay tầm trung đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng đã kịp thời đẩy mạnh các dịch vụ giao hàng tận nhà. Trong khi đó, các thương hiệu bình dân đối mặt với nhiều thách thức hơn do phần lớn chỉ ưu tiên hoạt động trực tuyến từ trước cho đến nay.
Nhiều cơ hội vụt sáng cho bán lẻ hậu dịch
Cũng theo khảo sát của Savills, khoảng 61% khách thuê vẫn rất tích cực về khả năng phục hồi nếu đại dịch chấm dứt trong quý II/2020. Tuy nhiên 86% khách thuê cũng cho biết cần ít nhất 6 tháng mới có thể phục hồi. Các nghành F&B, khu vui chơi giải trí, phòng gym, trung tâm giáo dục sẽ là những lĩnh vực dự đoán sẽ phục hồi trước tiên do đây là những nhu cầu thiết yếu. Các ngành hàng như mỹ phẩm, thời trang hoặc đồ gia dụng, điện tử, nội thất sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Không dễ để dự đoán được kịch bản kinh tế sau COVID-19 khi đại dịch toàn cầu vẫn vô cùng phức tạp. Nhưng theo như dự báo, Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong trung và dài hạn. Tăng trưởng GDP sẽ hạ xuống 4,8% vào năm 2020 nhưng tăng cao ở mức 6,8% năm 2021 nếu dịch kết thúc trong nửa đầu năm 2020. Và Việt Nam vẫn sẽ là một trong các quốc gia Đông Nam Á có mức tăng trưởng dẫn đầu.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư