Còn “xa vời” cho giá thuê mặt bằng đối với các tiểu thương
Đây là tình trạng đang thật sự diễn ra tại hầu hết các chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 2 tháng sau dịch Covid-19 kể từ khi Việt nam thiết lập trạng thái bình thường mới. Nhưng khái niệm này còn quả là xa vời với các tiểu thương.
Kinh tế trì trệ bởi ảnh hưởng dịch bệnh
Theo số liệu thống kê gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 238 chợ, trong đó 235 chợ truyền thống cung ứng thực phẩm, nhu yếu phẩm cho hơn 10 triệu dân Thành phố hằng ngày. Với sự bùng nổ của dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020, các hoạt động mua bán kinh doanh tại hầu hết các chợ giảm đến 50 – 80%, khiền nhiều tiểu thương gặp khó khăn trong kinh doanh. Nhờ sự quản lý chặt chẽ và tinh thần phòng chống dịch của cả cộng đồng nên các chợ đã hoạt động trở lại khoảng 80 – 90% tiểu thương kinh doanh. Nhưng hầu hết cật còn phải chật vật xoay xở chì chợ vắng khách, họ chỉ mua lương thực và hàng thiết yếu chứ không… dạo lựa như trước dịch.
Đơn cử như ngôi chợ cấp 1 của Thành phố Hồ Chí Minh – chợ Bến Thành vốn là nơi buôn bán sầm uất và là địa điểm du lịch mang dấu ấn lịch sử lẫn văn hóa thành phố thì phân nửa số rạp thời điểm này vẫn còn đóng cửa im bặt. Được biết giá thuê cho 1 rạp để buôn bán như vậy tại đây có giá ngất ngưỡng bằng cả chi phí giá thuê mặt bằng quận 1.
Hình ảnh: Chợ An Đông ế ẩm sau dịch Covid-19
Siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng cũng không khác gì chợ truyền thống, là kênh phân phối hiện đại nhưng vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nhu cầu tiêu dùng với phân khúc sản phẩm chủ yếu chỉ tập trung 2 nhóm chính là lương thực thực phẩm và đồ dùng, trang thiết bị cần thiết cho gia đình; còn lại các mặt hàng khác cực kỳ khó tiêu thụ. Hàng loạt các chương trình được doanh nghiệp bán lẻ triển khai kích cầu người tiêu dùng như khuyến mãi, đồng giá đồng thời hỗ trợ qua các kênh thương mại điện tử như đặt hàng qua website, điện thoại, app…
Các doanh nghiệp cũng được Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện để bán hàng, giải quyết tồn khi bằng chương trình khuyến mãi chưa từng có như tổ chức 60 ngày vàng tập trung khuyến mãi trong tháng 6 và 7 với mức giảm giá cho phép lên đến 100% gái trị sản phẩm và từ ngày 2 đến 5 tháng 7 với chương trình kích cầu tiêu dùng.
Con số từ kết quả thu về được khá khả quan. Kênh hiện đại được người tiêu dùng quay trở lại mua sắm nhiều hơn, phần nào cải thiện được doanh số bán hàng. Một số tiểu thương ở kênh bán lẻ truyền thống cũng nỗ lực kéo khách bằng chương trình khuyến mãi giảm giá 10 – 15% nhưng sức mua vẫn không khả quan bên cạnh một số hỗ trợ giao nhận. Một số tiểu thương phải tính toán tìm kế sinh nhai khác vì qua bí bách.
Cần sự quan tâm hơn nữa cho các tiểu thương tại chợ
Tiểu thương một số chợ đã có nộp đơn trình bày từ tháng 5 vừa qua lên ban quản lý, UBND quận xin được miễn giảm phí và lệ phí chợ. Theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, việc hỗ trợ tiền tại các chợ trên địa bàn thành phố cho tiểu thương buôn bán cơ bản đến thời điểm này đã được triển khai theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố và Nghị quyết 42/ NQ-CP của Chính phủ. Những hộ kinh đoành được trợ cấp 1 triệu đồng/ tháng trong 3 tháng nếu có doanh thủ dưới 100 triệu đồng/ năm.
Tuy nhiên, các khoản chi phí tại nhiều chợ như dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng, tiền điện nước, phí dịch vụ thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, tiền sử dụng nhà vệ sinh công cộng… vẫn chưa được hỗ trợ hoặc hỗ trợ chưa thống nhất, chưa đồng bộ.
Mới đây, giải pháp hỗ trợ tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng đã được sở trình lên UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho các tiểu thương tại chợ. Trong đó, miễn thu tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ (áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 – 2020, trong 3 tháng) hoặc giảm 50% tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ (từ tháng 4 đến tháng 9 – 2020, trong 6 tháng) là hai phương án được đề xuất hỗ trợ.
Chính sách hỗ trợ này nếu được thông qua và ban hành sẽ có ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn cho tiểu thương. Mức hỗ trợ này (nếu có) sẽ thể hiện được sự quan tâm, tiếp thêm động lực cho các tiểu thương dù không quá lớn những sẽ giúp ổn định phần nào cuộc sống và vượt qua khó khăn để tiếp tục bám chợ, phát triển kinh tế nước nhà.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư