Chuỗi trà sữa: Kẻ mới thu về vài trăm tỉ, ‘người cũ’ thụt lùi
Trong những năm gần đây, thuê mặt bằng mở quán trà sữa là lĩnh vực đang tỏ ra phân hóa với những cái tên phát triển mạnh mẽ như Phúc Long, Tocotoco. Bên cạnh đó, các thương hiệu lớn đã bước vào thị trường Việt Nam từ lâu nay lại có dấu hiệu bắt đầu thụt lùi như Gong cha, Bobapop, Ding Tea…
Thị phần các ông ‘lớn’ trà sữa đang dần bị đánh mất?
Giai đoạn cách đây 3-4 năm chính là lúc mà thị trường trà sữa đỉnh cao nhất và vẫn còn giữ được sức hấp dẫn lúc này tuy có phần nào hạ nhiệt hơn trước. Tận dụng thời cơ này, các chuỗi cửa hàng trà sữa tranh nhau đánh chiếm thị phần trong mảng đồ uống khiến thế dè chừng luôn hiện hữu tại các chuỗi cà phê.
Thế hệ Millennials và Gen Z là 2 nhóm đối tượng khách chính lọt vào tầm ngắm của các thương hiệu trà sữa khi đây là nhóm khách hàng trẻ tuổi, sẵn sàng chi tiền để phục vụ tiêu dùng. Họ còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện tại. Tất cả những đơn cử trên cũng cho thấy được vùng đất màu mỡ này có tiềm năng rất lớn nếu các doanh nghiệp biết khai thác đúng cách.
Từng “gây bão” giới trẻ từ Bắc vaò Nam, Phúc Long từ những ngày đầu hoạt động 5 năm về trước đã cho thấy được sự vươn lên chóng mạt của mình. Đây là chuỗi cửa hàng “Việt” có nguồn gốc từ vùng chè danh tiếng Bảo Lộc (Lâm Đồng) và nhanh chóng tăng quy mô cửa hàng từ 10 lên đến 70 trong vòng 4 năm (2015-2019).
Thương hiệu này năm ngoái đã đem về doanh thu tăng 65%, tương đương 779 tỷ đồng, đồng thời ngang ngửa The Coffee House hay Starbucks, các chuỗi cà phê top đầu tư. Tuy vậy, chỉ với 16 tỷ đồng lợi nhuận ròng thì Phúc Long vẫn chưa đạt hiệu quả thật cao. Đơn vị này những năm trước đó đạt lãi tượng trưng một vài tỷ dù cho doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Nếu chỉ so trong ngành trà sữa, Phúc Long thật sự vượt trội. Bên cạnh một tên tuổi khác cũng đáng chú ý về sức tăng trưởng là Tocotoco. Đơn vị này mỗi nằm đem về doanh thu gấp hơn hai lần trong năm 2019 tương đương 238 tỷ đồng những lãi cũng không đáng kể.
Tương đồng về quy mô doanh thu của Tocotoco, năm 2019 thương hiệu trà sữa KOI Thé cũng đem về 244 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm đi nhiều. Biên lãi gộp chính là điểm sáng của KOI Thé với con số ở mức cao đạt trên 70% so với Phúc Long là 35% hay Tocotoco là trên 50%.
Chính nhờ điều này mà công ty đã đạt gần 40 tỷ đồng lợi nhuận ròng giai đoạn 2017-2018, bỏ xã các đối thủ tên tuổi như Phúc Long. Nhưng đến năm 2019 lợi nhuận ròng đột ngột rơi xuống chỉ còn 14 tỷ đồng trong bảng tổng kết kết quả cuối năm.
Không phải tăng đều mà thị trường trà sữa đang phân hóa ‘giai cấp’
Từ năm 2019, ngành trà sữa đã cho thấy dấu hiệu của sự phân hóa qua bước lùi của các thương hiệu trà sữa lớn như Gong cha, Dinh Tea, Bobapop chứ không phải tất cả đều đăng trưởng. Đơn cử như Phúc Long với lợi thế là các sản phẩm từ trà, cũng chiếm được vị trí tốt trong tâm trí khách hàng, chiếm thị phần của cả đối thủ và ngày càng bứt phá hơn.
Trong những năm gần đây, Share Tea được giới trẻ rất đón nhận và dần nổi lên. Tuy nhiên cũng trong năm 2019, thương hiệu này báo lỗ 13 tỷ đồng trong khi doanh thu đạt 35 tỷ đồng. Ding Tea trong hai năm gần nhất cũng báo lỗ trong khoảng mức từ 2-3 tỷ đồng.
Cần nhấn mạnh rằng, đôi khi những số liệu kết quả kinh doanh trên có thể chưa phản ánh đúng thực trạng của thương hiệu đó trên thị trường trà sữa và so với các đối thủ. Bởi hầu hết những thương hiệu đã đạt được những thành công và chiếm vị thế nhất định trong lòng khách hàng sẽ tiến hành nhượng quyền kinh doanh.
Như Tocotoco cho biết, khoảng 70% tương đương với 300 cửa hàng trên toàn quốc là thuộc hình thức nhượng quyền. Hay Gong cha đạt tỷ lệ nhượng quyền vào khoảng 40% với 50 điểm bán được cập nhật đến hết năm 2019.
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư