[Bí quyết thành công] Công thức của ông chủ đế chế thời trang tỷ đô Uniqlo:
Uniqlo - thương hiệu thời trang Nhật Bản trải qua 10 năm đã đạt được vị thế mà bất cứ nhãn hiệu nào cũng mong muốn. Tuy nhiên ông chủ đế chế Uniqlo đã thừa nhận ông và công ty đã trải qua không ít thất bại để "trông có vẻ" thành công như hiện giờ. Hãy cùng Thuematbang.com.vn tìm hiểu về phương châm thành công của vị tỷ phú cũng như của Uniqlo nhé!
Đâu là chìa khóa thành công trong ngành bàn lẻ thời trang?
Dường như các doanh nhân vĩ đại nhất thế giới đều áp dụng chung một công thức đặc biệt để đạt tới thành công chính là cách ăn mặc hàng ngày của họ. Một doanh nhân thành đạt trong suy nghĩ của nhiều người là phải mặc áo vest, tuxedo đẳng cấp.
Nhưng Steve Jobs hay Mark Zuckerberg luôn xuất hiện trước công chúng với hình ảnh quen thuộc của chiếc áo cổ lọ, quần jean hay chiến áo phông Brunello Cucinelli màu xám...
Ngay cả người thành lập ra Uniqlo - ông Tadashi Yanai, tỷ phú giàu có nhất Nhật Bản cũng không ngoại lệ với "công thức đặc biệt" chiếc áo khoác len cổ thuyền Merino màu xanh nước biển trị giá... 15 USD.
Chính cách ăn mặc hằng ngày này của ông đã tạo nên 1 cách truyền bá cho trang phục đời thường. Hiện nay, bất cứ ai tại Nhật Bản cũng đã ít nhất 1 lần mua sắm đồ của Uniqlo.
"Không chỉ riêng Uniqlo, chìa khóa thành công của nhiều thương hiệu hay sản phẩm đều đến từ tính đơn giản. Điều này đã được chứng minh ngay trong sự nghiệp của tôi". Ông Tadashi Yanai chia sẻ.
Vị tỷ phủ Nhật Bản này ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng bán lẻ của mình cùng với môi trường kinh nghiệm thực tế từ của hàng quần áo nam của bố ông. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng kinh tế và khoa học chính trị, nơi làm việc đầu tiên của ông lại là cửa hàng của bố tại thị trấn nhỏ Ube.
Đến năm 1984, ông Tadashi Yanai chính thức làm chủ cửa hàng của bố và thực hiện những kế hoạch lớn do ông tự vạch ra. Chi nhánh đầu tiên của Unique Clothing Warehouse (Uniqlo sau này) được thành lập tại Hiroshima. 14 năm sau Uniqlo đã có hơn 300 chi nhánh trên khắp Nhật Bản.
Hãng thời trang này từng một thời gây tiếng vang lớn với sản lượng bán ra của những chiếc áo khoác lông cừu sang trọng là 2 triệu chiếc chỉ trong vòng 12 tháng.
Bên cạnh sự nổi tiếng không ngừng tại Nhật Bản và trên thế giới, không ít ý kiến cho rằng các sản phẩm của Uniqlo là "rẻ và kém chất lượng". Điều này đã khiến Yanai quyết tâm thay đổi mục tiêu để cải tạo hình ảnh của Uniqlo. Năm 2004, hàng may mặc giá rẻ đã được công ty cam kết... ngừng sản xuất.
Sợi len cashmere cao cấp chính là "chiến lược mới" trong sản xuất các sản phẩm thông thường cũng như thêm vải HeatTech - một loại vải mới cho các sản phẩm giữ nhiệt. Nguyên liệu đã "cao cấp" hơn nhưng giá thành sản phẩm cũng rất rẻ và phù hợp với túi tiền đa số người tiêu dùng. Uniqlo từ đó trở thành "thương hiệu quần áo toàn cầu đầu tiên" đến từ châu Á.
Uniqlo đã có hơn 2.200 chi nhánh tại 22 quốc gia và Fast Retailing (bao gồm Theory, J Brand và Helmut Lang) sau nhiều năm không ngừng cải tiến và còn đang trên đà phát triển hơn nữa. Thậm chí nó có thể vượt qua cả Zara, H&M - các gã khổng lồ trong ngành thời trang với năng lực hiện tại của hãng trong thời gian không xa.
Công thức của tỷ phú giàu nhất Nhật Bản: "9 thất bại 1 thành công"
Ngay trong cơn bão Covid-19 vừa qua, hầu hết các thương hiệu trong ngành công nghiệp thời trang và cả Uniqlo cũng đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề và nghiêm trọng: hủy đơn đặt hàng, đóng cửa chi nhánh, trả mặt bằng cho thuê, tạm ngừng sản xuất. Riêng Uniqlo đã đóng cửa gần 400 cửa hàng ở Trung Quốc và 40% cửa hàng ở Nhật Bản.
Nhưng Yanai đã lên kế hoạch đổi mới khiến giá cổ phiếu của hãng tăng cao ngay mùa dịch. Nhà phân tích cấp cao của JPMorgan ở Tokyo - Dairo Murata cho biết: " Lý do khiến Uniqlo vẫn trụ vững ngay trận đại dịch Covid-19 là bởi sản phẩm của họ rất thực tế, đơn giản và phù hợp với nhu cầu thiết yếu của đại bộ phận người dân".
Đơn cử, tháng 6/2020 vừa qua, Uniqlo đã tung ra sản phẩm AIRism, một loại khẩu trang phù hợp trong thời điểm dịch bệnh bùng phát dữ dội lúc đó.
"Chín thất bại, một thành công" chính là phương châm sống của vị doanh nhân sinh năm 1949 này. Với ông, kinh doanh chính là cuộc hành trình bắt buộc phải nếm được thử thách và khó khăn để chạm đến "huy chương vàng" trong sự ngiệp.
Tỷ phú Tadashi Yanai luôn khiêm tốn rằng: "Hiện giờ trông tôi rất thành công nhưng tôi cũng giống như những người khác, đã phạm phải rất nhiều sai lầm. Nhiều người ám ảnh bởi thất bại rồi từ đó rơi vào sợ sệt, không dám tiến lên. Tuy nhiên, mắc sai lầm nhưng phải đối mặt và đứng lên tiếp tục thích nghi thì mới có thể thành công."
- Lợi thế khi đầu tư tại khu công nghiệp Long An cho các doanh nghiệp
- Toàn cảnh khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang: Quy hoạch và cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Các khu công nghiệp Đà Nẵng - Cơ hội cho các nhà đầu tư
- Chi tiết về khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương: Cơ hội đầu tư hấp dẫn
- Tổng quan về khu công nghiệp Nam Thăng Long: Cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư