6 “cửa tử” người khởi nghiệp dễ sa vào trong kinh doanh cà phê

 

Địa điểm đẹp, mặt bằng rộng rãi, thoáng mát, đồ uống ngon, thiết kế quán đẹp, độc lạ… là những yếu tố mà rất nhiều quán café hiện nay có được, nhưng vẫn phải ngậm ngụi đóng cửa sau một thời gian hoạt động. Vậy đâu là lý do khiến việc kinh doanh phải đi vào ngõ cụt dù đã áp dụng tất cả những tiêu chí khi khởi nghiệp một quán và phê?

 

Lựa chọn mặt bằng quán sai lầm

 

Bất cứ ai kinh doanh cà phê đều đồng ý rằng, mặt bằng đã chiếm 50% sự thành công của quán. Do đó, điều đầu tiên là cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu, phân tích kỹ lương khi thuê mặt bằng kinh doanh café.

 

Mọi ngóc ngách, vấn đề liên quan đến vị trí đầu tư đều cần phải được xem xét, khảo sát thật kỹ càng như: Mật độ xe cộ và người qua lại mỗi giờ vào nhiều thời diểm khác nhau trong ngày; từ đó, có thể ước được lượng khách hàng tiềm năng, giao thông di chuyển có thuận lợi không, có được để xe thoải mái trên vỉa hè không, có gần khu dân cư, tòa nhà văn phòng, đông dân không …

 

Địa điểm đó có đẹp, ngay mặt tiền đườn, ngã 3, 4 thu hút được nhiều người qua lại nhưng nếu vỉa hè nhỏ hẹp, không có chỗ để xe thậm chí còn nằm trên đường một chiều… thì khách hàng sẵn sàng lựa chọn một quán khác thuận tiện hơn thay vì đến quán bạn.

 

Định nghĩa “khách hàng mục tiêu” vẫn còn lờ mờ?

 

Trước khi kinh doanh bất kỳ ngành nghề gì, phân tích thị trường và khaonh vùng khách hàng mục tiêu là công việc bạn không bao giờ được quên. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các khâu khác khi mở quán cà phê (thiết kế không gian quán, menu đồ ăn thức uống, phong cách phục vụ, …).

 

khách hàng mục tiêu khi mở quán cafe

 

Bạn không thể thiết kế quán theo phong cách “xì tin”, đáng yêu, ngộ nghĩnh với những vật dụng hoạt hình, truyện tranh nếu quán nằm trong khu văn phòng hoặc ngưỡ lại, một không gian theo phong cách trầm lặng, chín chắn sẽ không hề “ăn nhập” nếu quán gần trường học… Chắc chắn sẽ chẳng có ai vào để thưởng thức café của bạn nữa vì nó hoàn toàn “lệch tông” so với phong cách của họ.

 

Giá bán không hợp lý

 

Đây cũng là một “tử huyệt” khiến nhiều startup phải đau đầu và ngậm ngùi thất bại. Hãy xem xét chi tiết và tính toán về giá thành mỗi món đồ uống, xem giá này bạn dự kiến một ngày bán được bao nhiêu ly, và mức giá có đủ sức để cạnh tranh với những đối thủ xunh quanh mà vẫn đảm bảo được doanh thu cho cửa hàng không.

 

Người mới bắt đầu khởi nghiệp quán café thì nên tham khảo “chân lý định giá” này: Gía quá cao nếu tất cả khách hàng đều phàn nàn về nó, nhưng sẽ là quá thấp nếu chẳng ai phàn nàn. Khi chỉ có vài người kêu ca thì đó sẽ là mức giá hợp lý.

 

Tất nhiên định giá không chỉ diễn ra một lần, mà nó là quá trình liên tục. KHông ai đảm bảo chi phí đầu vào luôn giữ nguyên như ban đầu; khi đó nó tăng thì giá cũng phải tăng theo. Tuy nhiên, bạn cũng cần có sự điều chỉnh giá phù hợp, thử tăng giá nhẹ và qaun sát phản ứng của khách hàng.

 

Nếu định hướng ban đầu quán bạn cung cấp các sản phẩm dịch vụ đắt đỏ, bạn nên công khai cung cấp mọi thông tin đầy đủ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu/ sản phẩm đó đảm bảo cho khách hàng công nhận giá trị của chúng.

 

Thiếu vốn mà còn chi tiêu phung phí

 

Nhiều startup mở quán cà phê với số vốn khá ổn nhưng lại không biết cách phân bổ các khoản đầu tư sao cho thích hợp, khiến số tiền còn lại để duy trì quán còn quá ít. Bạn sẽ rơi vào tình cảnh ngập nợ, thua lỗ ngay lập tức nêu những tháng sau đó bị hạn hẹp về kinh phí hoạt động, chỉ trông chờ vào quán, vào bán sản phẩm.

 

thiếu vốn, không tiết kiệm chi phí khi mở quán cafe

 

Bên cạnh đó, nếu số vốn ban đầu bạn có quá ít ỏi, hãy cân nhắc trước khi mua sắm, đầu tư trang thiết bị, thiết kế nội thất. Bởi chi quá mạnh tay hay không tiết kiệm lúc đầu, bạn sẽ hối hạn ngay sau đó vì vượt quá ngân sách cho phép, điều này cũng không nên.

 

Một mẹo nhỏ mà các chủ quán có thể tham khảo là mua lại đồ đạc secondhand từ những địa điểm đang cần thanh lý, sang nhượng để tiết kiệm thêm chi phí. Ngoài ra, những tháng đầu bạn cần chuẩn bị một số vốn nhất định bới có thể mới khai trường nên chưa đông khách, thậm chí phải bù lỗ. Điều này giúp duy trì hoạt động cho quán ít nhật là trong 6 tháng.

 

Ranh giới giữa “tương tác với khách hàng” và “làm phiền khách hàng”

 

Tương tác khách hàng là một trong những sai lầm phổ biến nhất hiện nay mà trong kinh doanh cà phê không tạo ra được. Theo đó, cần đưa đến những trải nghiệm cas nhân hóa, phân biệt rõ ràng giữa “tương tác” và “làm phiền”. Có thể lấy ví dụ như sự kiện tặng một phần bánh miễn phí cho thành viên trong tháng sinh nhật của Starbucks hay luôn gây ấn tượng với lời chào niềm nở khi khách hàng vừa bước vào quán của chuỗi cà phê nổi tiếng The Coffee House.

 

Quán café của bạn có thể tham khảo một số ý tưởng sáng tạo giúp tương tác với khách hàng như: chủ động gợi ý món ăn theo sở thích khách, gửi lời chúc mừng sinh nhật kèm phần nước/ bánh miễn phí trong tháng sinh nhật của khách hàng thành viên, …

 

Tương tác với khách hàng thông qua chương trình khách hàng thân thiết cũng là một gợi ý mà bạn nên áp dụng. Hãy nhớ, trong kinh doanh cà phê 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng thân thiết. The Coffee House, Starbucks hay Phúc Long đều là những chuỗi thương hiệu café lớn đầu tư áp dụng chương trình khách hàng thân thiết bằng cách xây dựng ứng dụng tích điểm.

 

Gây dựng lòng tin và tạo sự kết nối lâu dài với khách hàng chính là bản chất đằng sau của những thẻ tích điểm hay thẻ thành viên. Những khách hàng thường xuyên giao dịch sẽ được “trao thưởng” và như vậy, họ cảm thấy “xứng đáng” khi trung thành với thương cũng như đánh giá cao về chất lượng dịch vụ chăm sóc của địa chỉ mà họ lựa chọn.

 

Bỏ qua việc chăm chút chất lượng nước uống

 

bỏ qua chất lượng nước uống khi kinh doanh quán cafe

 

Tóm lại, chỉ cần “đồ uống thực sự ngon và hấp dẫn” thì khách hàng của bạn có thể bỏ hết tất cả những “râu ria” về mặt bằng kinh doanh, thiết kế nội thất, bàn ghế, vật dụng, tương tác cá nhân… Đây chính là yếu tố chính dẫn khách quay lại quán bạn lần thứ 2.

 

Dù quán đẹp, view đẹp, mọi thứ hoàn hảo nhưng đồ uống kém chất lượng thì việc không giữ chân được khách hàng chỉ là một sớm một chiều. Hãy chắc chắn quán bạn có những món ăn/ đồ uống chất lượng và hấp dẫn nhất, theo cách nói dân dã là “Không ngon thì đừng bán!”.