“ Sẽ không chi tiền thuê mặt bằng mở quán cho chuỗi Hi-Cafe!”

 

Đó chính là chia sẻ tại Đại hội cổ đông công ty của bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26/6/2020. “Cũng có nhiều câu hỏi vì sao các chuỗi cà phê đang thua lỗ thậm chí đóng cửa mà Vinamilk lại nhảy vào từ các cổ đông. Chúng tôi xin nói rõ là Vinamilk sẽ tận dụng những lợi thế của mình để đi vào ngành giải khát và không có ý định đi thuê mặt bằng mở quán cà phê tại Tp. HCM 15.000 đến 20.000 USD”.

 

bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk

Hình ảnh: Tổng giám đốc Vinamilk - bà Mai Kiều Liên

 

Tận dụng triệt để mọi lợi thế sẵn có

 

Bà Mai Kiều Liên cho biết Vinamilk sẽ tận dụng 430 điểm bán giấc mơ sữa Việt đang có trên cả nước chứ không chi tiền thuê các mặt  bằng đắt đỏ để phát triển chuỗi Hi-Café. Lựa chọn những mặt bằng cho thuê vị trí trung tâm thành phố với cái giá từ 15.000 USD đến 20.000 USD sẽ không nằm trong ý định mở quán của “ông lớn” này.

 

“Chúng tôi hiện đã có sẵn một chuỗi cửa hàng giấc mơ sữa Việt trên cả nước. Qúy cổ đông có thể đến ngay cửa hàng giấc mơ sữa Việt để thưởng thức nếu quý vị nào chưa thử sản phẩm cà phê của chúng tôi”, bà Mai Kiều Liên nói.

 

Quán Hi-Café đầu tiên đặt tại trụ sở Vinamilk, Phú Mỹ Hưng

 

Quán Hi-Café đầu tiên đặt tại trụ sở Vinamilk, Phú Mỹ Hưng

Hình ảnh: Quán Hi-Café đầu tiên đặt tại trụ sở Vinamilk, Phú Mỹ Hưng

 

Đây là cách để Vinamilk tận dụng những lợi thế sẵn có của mình đi vào ngành giải khát, chia sẻ của lãnh đạo Vinamilk.

 

Trước đó, Hội đồng quản trị Vinamilk đã xin bổ sung nhiều ngành nghề kinh doanh mới trong phần xin ý kiến cổ đông bao gồm cả quán cà phê và dịch vụ ăn uống, giải khát. Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo Vinamilk, dự án mở chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê, đồ uống và một số thức ăn kèm đang được công ty triển khai với tên thương hiệu Hi-Café, mà từ năm 2019 một cửa hàng đầu tiên đã được mở tại trụ sở chính của Vinamilk tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

“Công ty cũng đang triển khai vận hành kinh doanh trong thời gian thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của hệ thống này thông qua hợp tác với một đối tác có đủ ngành nghề và năng lực phù hợp. Vinamilk dự kiến trong năm 2020 và các năm kế tiếp sẽ phát triển tại nhiều địa điểm khác nhau để mở rộng chuỗi cửa hàng này và việc vận hành hoạt động kinh doanh được triển khai trực tiếp”, theo nội dung được viết trong tài liệu cổ đông.

 

Bước đi phục thù sau 2 lần không thành công trong ngành giải khát

 

Năm 2005, thương hiệu cà phê hòa tan Moment đã được Vinamilk ra mắt thị trường và có khởi đầu rất tốt. Cứ ngỡ thương hiệu này sẽ là bàn đạp chiếm lĩnh thị trường nội địa sau những thành công trước mắt cũng như việc quyết định xây dựng nhà máy. Nhưng mọi chuyện không được như dự tính của ông lớn này, Họ phải bán lại nhà máy cho Trung Nguyên dù bỏ ra tận 2 triệu USD nhằm được phép sử dụng hình ảnh CLB Arsenal cho các hoạt động marketing.

 

“Hết keo này ta bày keo khác”, thất bại của Moment không khiến Vinamilk nản lòng khi quyết định tiếp tục gây dựng một sản phẩm cà phê hòa tan khác mang tên Vinamilk Coffee vào năm 2009. Tuy nhiên, sản phẩm này nhìn chung lại không được nhận diện tốt trong mắt người tiêu dùng.

 

cà phê hòa tan Vinamilk Coffee được ra mắt vào năm 2009

Hình ảnh: Dòng sản phẩm cà phê hòa tan Vinamilk Coffee được ra mắt vào năm 2009

nhưng không mấy thành công

 

Vinamilk vẫn chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ cà phê hòa tan của mình dù đã thử sức 2 lần mà vẫn chưa thành công. Chẳng có lý do gì lại không tạo ra được sản phẩm cà phê pha sẵn được ưa chuộng nhất thị trường trong khi là một công ty có loại sữa pha cà phê bán chạy nhất thị trường (Ngôi sao Phương Nam)! Do đó, lần quay trở lại “phục thù” trong năm 2020 này của Vinamilk là hoàn toàn khác với sản phẩm đầu tiên ra mắt không phải cà phê bột hòa tan theo kiểu truyền thống mà là cà phê đóng chai.

 

Năm 2020, Vinamilk đặt kết hoạch doanh thu tăng 5,7%, đạt 59.600 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 1%, tương ứng đạt 10.690 tỷ đồng so với năm 2019 trong tài liệu đại hội cổ đông cho biết.

 

Trong tháng 2 vừa qua, 3 doanh nhân lớn là Chủ tịch Tập đoàn Hoàn Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức; Chủ tịch Công ty Nutifood, ông TRần Thanh Hải và Chủ tích Công ty Cổ phần Đồng Tâm, ông Võ Quốc Thắng đều là những người yêu thích và gắn liền với bóng đá Việt Nam đã hợp tác cho ra đời thương hiệu cà phê Ông Bầu.

 

Tính đến thời điểm hiện tại, Ông Bầu đã có khoảng 40 cửa hàng đi vaò hoạt động với thử nghiệm điểm bán thành công đầu tiên tại số 331 Hoàng Diệu (Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) và phủ rộng trên 10 tỉnh thành bao gồm Hà Nội, Huế, Quảng Ngãi, TP. HCM, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ,… Dự kiến trên toàn quốc sẽ đạt gần 1.000 điểm bán đến cuối năm nay.

 

Bên cạnh đó, một số “tay chơi” lớn nhất trên cả nước với các thương hiệu café đáng kể như Highlands Coffe (336 cửa hàng), Trung nguyên (77 cửa hàng Legend và 253 cửa hàng E-Coffee), The Coffee House (150 cửa hàng), Starbucks (64 cửa hàng)…