Tổng hợp các con đường cấm tải ở Hồ Chí Minh
Đối với các tài xế lành nghề thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với những con đường cấm tải ở Hồ Chí Minh rồi đúng nào! Tuy nhiên, đối với dân không chuyên thì để nắm được các tuyến đường đó quả thật không dễ gì.
Bài viết dưới đây Thuematbang.com.vn sẽ chia sẻ cho bạn từ A-Z danh sách các con đường cấm tải ở Hồ Chí Minh mà bạn quan tâm nhé!
Tại sao lại có các con đường cấm tải
Đơn giản là vì xe tải thường là các loại loại xe lớn, chuyên chở các loại hàng hóa, di chuyển với tốc độ nhanh. Trong khi đó, nhiều tuyến đường đặc biệt là đường nội đô, mật độ người tham gia giao thông rất cao. Do đó, nếu xe tải hoạt động thường xuyên sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn và mất an toàn, làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông. Hơn nữa, mỗi tuyến đường sẽ có giới hạn chịu trọng tải khác nhau. Xe tải đa số là dòng xe chuyên chở nặng nếu không quy định rõ ràng sẽ làm hư hỏng kết cấu đường.
Quy định về các con đường cấm tải ở TP.HCM
1. Các tuyến hành lang xe tải nặng lưu thông không giới hạn thời gian:
- Hành lang ra vào khu vực cảng Phúc Long, quận Thủ Đức: Xa Lộ Hà Nội - Ngã tư Tây Hòa - đường Nguyễn Văn Bá - đường số 2 - cảng Phúc Long (địa chỉ số 494 đường Trường Thọ, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) và ngược lại.
- Hành lang ra vào khu vực các cảng dọc tuyến đường Lưu Trọng Lư, quận 7: Đường Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư (bao gồm cả đường Liên cảng A5 và đường Bến Nghé). Đường Lưu Trọng Lư - Huỳnh Tấn Phát -Trần Xuân Soạn - Tân Thuận 4 (đường nối Trần Xuân Soạn và đường Nguyễn Văn Linh) - Nguyễn Văn Linh.
- Hành lang ra vào khu vực Cảng ICD: Đường số 1, quận Thủ Đức (đoạn từ đường Nguyễn Văn Bá đến nhánh sông Sài Gòn).
- Đường vào chợ đầu mối Bình Điền, huyện Bình Chánh: đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh vào chợ.
2. Các tuyến hành lang xe tải nặng được phép lưu thông từ 9 giờ đến 16 giờ
- Đường Mai Chí Thọ: đoạn từ đường Nguyễn Cơ Thạch đến đường Đồng Văn Cống.
- Đường Trần Xuân Soạn: đường Huỳnh Tấn Phát đến đường Lê Văn Lương.
- Đường Phạm Thế Hiển: đoạn từ đường Trịnh Quang Nghị đến đường nối Phạm Thế Hiển - Quốc Lộ 50.
- Quốc Lộ 50: đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Phạm Thế Hiển.
- Hành lang đăng kiểm xe 50.01S (số 464 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân): Quốc lộ 1- đường Kinh Dương Vương - Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50.01S - và ngược lại.
- Hành lang đăng kiểm xe 50.03V (số 107 Phú Châu, quận Thủ Đức): Quốc lộ 1 - đường Phú Châu và ngược lại.
- Hành lang đăng kiểm xe 50.03S (số 6/6 Quốc lộ 13, quận Thủ Đức): Quốc lộ 1 - Phạm Văn Đồng – Quốc Lộ 13 - Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50.03S và ngược lại.
3. Các tuyến hành lang xe tải nặng được phép lưu thông từ 9 giờ 00 đến 16 giờ 00 và từ 21 giờ đến 22 giờ 00
- Đường Lê Trọng Tấn: đoạn từ Quốc lộ 1 vào khu vực Khu công nghiệp Tân Bình và ngược lại.
- Hành lang vào Khu công nghiệp Tân Bình: Đường D7 – đường M1 và ngược lại. Đối với các tuyến đường chuyên dụng đi theo sự quản lý của khu công nghiệp.
- Đường số 14, quận Thủ Đức: từ Quốc lộ 1 đến đường số 13.
- Hành lang lưu thông vào nhà máy sữa: Xa lộ Hà Nội – Võ Văn Ngân – Thống Nhất – Đặng Văn Bi – đường số 6 và ngược lại.
- Hành lang ra vào khu vực Cảng Nhà Rồng: Hướng vào cầu Tân Thuận 1 – Nguyễn Tất Thành – Cổng kho 5 của Cảng.
- Hành lang ra vào khu vực Cảng Tân Thuận 2: Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát – Bùi Văn Ba – Cảng Tân Thuận 2 và ngược lại.
- Hành lang ra vào khu vực Cảng Lotus: Hướng vào đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Thị Thập – Nguyễn Văn Quỳ – cảng Lotus và ngược lại.
4. Các tuyến hành lang xe tải nặng được phép lưu thông từ 8 giờ 00 đến 16 giờ 00 và từ 18 giờ 00 đến 22 giờ 00.
- Hành lang ra vào khu vực Cảng Phú Định: Quốc lộ 1 – Võ Văn Kiệt – Hồ Học Lãm – Cảng Phú Định và ngược lại.
Bài viết trên đây Thuematbang.com.vn đã chia sẻ cho bạn về các con đường cấm tải ở Hồ Chí Minh. Mong rằng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về giao thông đường bộ khi tham gia giao thông nhé!
>>>> Có thể bạn quan tâm: Biển báo cấm xe tải là gì? Các biển báo phổ biến hiện nay