Bảo hiểm hàng hóa là gì? Vì sao nên mua bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng

Đối với những người kinh doanh kho xưởng lâu năm thì thuật ngữ “Bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng” có lẽ không còn quá xa lạ gì. Tuy nhiên đối với những người mới tập tành kinh doanh, mới thuê kho xưởng lần đầu liệu bạn đã thật sự hiểu về khái niệm này hay chưa? 

 

Nếu chưa thì cùng Thuematbang.com.vn tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Bảo hiểm kho hàng là gì?

Bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng là gì?

Bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng được biết là một cam kết bồi thường thiệt hại giữa doanh nghiệp bán bảo hiểm và người mua bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa lưu trữ trong kho bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra. Theo đó, người mua bảo hiểm phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm, thời gian bảo hiểm có hiệu lực sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm mà bên mua đăng ký.

Vì sao nên mua bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng?

 

Trong quá trình vận hành kho hàng sẽ có rất nhiều trường hợp rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được, việc mua bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng sẽ giúp doanh nghiệp:

- San sẻ tổn thất, giảm thiểu thiệt hại: Thông thường hàng hóa được chứa ở kho thường có số lượng lớn, nên nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất cực kỳ lớn cho doanh nghiệp. Nếu mua bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng, bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của hàng hóa. 

- Vượt qua sự cố dễ dàng hơn: Kho hàng là một mắt xích quan trọng  trong chuỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sẽ ra sao nếu kho hàng xảy ra sự cố, hoạt động kinh doanh sẽ bị đình trệ, bị rối loạn, ảnh hưởng cực lớn tới hình ảnh, doanh thu, tài chính của công ty. Trong khi đó, nếu mua bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng, thì doanh nghiệp có thể an tâm vì khoản tài chính do bảo hiểm bồi thường hỗ trợ doanh nghiệp vượt quá khó khăn. Lúc này bạn chỉ cần tập trung để tìm hoặc sản xuất hàng mới để cung cấp cho khách hàng sớm nhất có thể.

Đối tượng tham gia bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng

Đối tượng áp dụng bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng bao gồm:

- Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo

- Máy móc thiết bị

- Các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác

 

Trường hợp không chi trả bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng

- Hàng hóa không được mua bảo hiểm: Nếu doanh nghiệp không mua bảo hiểm cho tất cả hàng hóa trong kho. Khi kho hàng xảy ra sự cố khiến hàng hóa bị hư hại, mà các hàng hóa này lại không nằm trong danh sách được mua bảo hiểm thì sẽ không được đền bù. Bên bảo hiểm chỉ dựa vào các hàng hóa đã mua bảo hiểm để có chính sách bảo hiểm phù hợp nhất.

- Hàng hóa trong kho hết hạn bảo hiểm sẽ không được bảo hiểm chi trả: Đây là trường hợp mà doanh nghiệp mua bảo hiểm hàng hóa trong kho sơ sót không gia hạn kịp thời bảo hiểm. Do đó khi xảy ra thiệt hại thì sẽ không được bên bán bảo hiểm bồi thường.

- Hàng hóa không được nêu rõ trên hợp đồng: Bên bảo hiểm dựa vào các hàng hóa được nêu rõ trên hợp đồng để bồi thường khi có thiệt hại xảy ra. Trường hợp nếu hàng hóa bị thiệt hại không nằm trong hợp đồng thì bên bán bảo hiểm sẽ không bồi thường cho bên mua bảo hiểm.

Mức phí bồi thường khi mua bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng

Mức phí được quy định trong nghị định 23/2018/NĐ-CP như sau:

- Đối với kho hàng hóa, vật tư cháy được có tổng số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm một năm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm 0,2%. Căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm nhưng không thấp hơn mức nêu trên.

- Đối với kho hàng hóa, vật tư cháy được có tổng số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Thủ tục bồi thường bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng

1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).

4. Văn bản giám định của Bên bảo hiểm hoặc người được Bên bảo hiểm ủy quyền.

5. Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân tổn thất của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác hoặc các bằng chứng chứng minh tổn thất.

6. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

7. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của bên bảo hiểm.

Các đơn vị cung cấp bảo hiểm hàng hóa uy tín hiện nay

1. Công ty bảo hiểm Bảo Việt

Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Việt, thường gọi Tập đoàn Bảo Việt là doanh nghiệp Nhà nước có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1964 bởi chính phủ Việt Nam với cái tên Công ty bảo hiểm Việt Nam, đi vào hoạt động ngày 15 tháng 1 năm 1965.

Công ty bảo hiểm Bảo Việt là thành viên duy nhất của hệ thống Giám định Quốc tế LLOYD’S Agency Network tại Việt Nam, thiết lập mối quan hệ đại lý với trên 100 công ty bảo hiểm quốc tế khác.

2. Công ty bảo hiểm Bảo Minh

Tiền thân của công ty là Công ty bảo hiểm TP. Hồ Chí Minh thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1994. Đến năm 2004, công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên giao dịch chính thức là Tổng công ty CP Bảo Minh.

Trải qua hơn 25 năm thành lập và phát triển, đến nay Tổng công ty CP Bảo Minh đang hoạt động với mạng lưới rộng khắp toàn quốc gồm 62 công ty thành viên.

3. Pjico

Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex (Pjico) là doanh nghiệp cổ phần đầu tiên hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại thị trường Việt Nam, được sáng lập bởi cổ đông là các tổ chức kinh tế lớn của nhà nước. Trong đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nắm giữ cổ phần chi phối với 51% vốn.

4. PVI

Tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (Bảo hiểm PVI) thành lập năm 1996, đến năm 2006, PVI là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện cổ phần hóa trở thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007 với mã chứng khoán PVI. PIV có 3 công ty thành viên đó là: Công ty Bảo hiểm PVI, công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI, công ty Cổ phần Quản lý Quỹ PVI.

5. AIG 

AIG Việt Nam là công ty bảo hiểm phi nhân thọ 100% vốn đầu tư của Mỹ đầu tiên tại Việt Nam. AIG Việt Nam cung cấp rất nhiều các giải pháp bảo hiểm đổi mới và dẫn đầu thị trường bảo hiểm du lịch quốc tế và các sản phẩm bảo hiểm thương mại cho rủi ro khác nhau trong kinh doanh.

Việc mua bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro, tổn thất về tài chính. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế nhà kho cũng như có các biện pháp vận hành, bảo vệ kho hàng hợp lý để tránh tổn thất và mất mát không đáng có. 

Hy vọng với những gì Thuematbang.com.vn chia sẻ ở trên, có thể giúp bạn hiểu được về tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm hàng hóa cho kho hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chúc bạn may mắn!